Từ 25/8/2022, dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không thu gom, xử lý chất thải sẽ bị xử phạt lên đến 300 triệu đồng?
- Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bị phạt thế nào?
- Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường?
Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bị phạt thế nào?
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ hành vi quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Từ 25/8/2022, dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không thu gom, xử lý chất thải sẽ bị xử phạt lên đến 300 triệu đồng?
Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư, cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
- Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư, cơ sở mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường?
Đối với quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường thì tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi: xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường; không vận hành thường xuyên đối với công trình xử lý chất thải theo quy định; không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a, b khoản 1; điểm a, b khoản 2 Điều này;
- Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.