Trường hợp sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước thì phải xử lý như thế nào?
Cơ quan thuế cung cấp thông tin cho người nộp thuế như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định việc cung cấp thông tin cho người nộp thuế cụ thể như sau:
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo về tình hình xử lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên toàn quốc qua tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm các thông tin: tình hình xử lý các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xoá nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn phát sinh trong tháng trước và các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước thì được xử lý như thế nào?
Trường hợp sai sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước phải làm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định việc trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là tra soát)
- Người nộp thuế phát hiện thông tin đã ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế do cơ quan thuế cung cấp định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này có sai khác với thông tin theo dõi của người nộp thuế.
- Người nộp thuế phát hiện thông tin đã khai trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước không chính xác. Người nộp thuế chỉ được đề nghị điều chỉnh các chứng từ nộp ngân sách đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chứng từ nộp ngân sách của năm trước nhưng đề nghị điều chỉnh vào năm sau chỉ được điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách.
+ Không đề nghị điều chỉnh thông tin về tổng số tiền, loại tiền trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước.
+ Không thuộc trường hợp gửi văn bản đề nghị bù trừ khoản nộp thừa hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 25 và Điều 42 Thông tư này.
- Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo, quyết định về thuế phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh thông tin đã hạch toán thu ngân sách nhà nước hoặc thực hiện tra soát đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế.
- Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản (trường hợp chuyển nộp ngân sách nhà nước qua kênh liên ngân hàng về trực tiếp Kho bạc Nhà nước) phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã truyền sang Kho bạc Nhà nước.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước phát hiện sai, sót cần điều chỉnh liên quan đến thông tin chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế đã chuyển Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản.
- Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sai, sót cần điều chỉnh đối với thông tin đã trao đổi, cung cấp giữa các cơ quan.
Hồ sơ đề nghị tra soát gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định hồ sơ đề nghị tra soát cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị tra soát gồm:
- Văn bản đề nghị tra soát theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
- Tài liệu chứng minh (nếu có): Bản sao chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hoặc bản sao các quyết định, thông báo, chứng từ có liên quan.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì trường hợp sai, sót, tra soát, điều chỉnh thông tin thu, nộp ngân sách nhà nước thì người nộp thuế chỉ được đề nghị điều chỉnh các chứng từ nộp ngân sách đáp ứng các điều kiện như chứng từ nộp ngân sách của năm trước nhưng đề nghị điều chỉnh vào năm sau chỉ được điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách; không đề nghị điều chỉnh thông tin về tổng số tiền, loại tiền trên chứng từ nộp ngân sách nhà nước; không thuộc trường hợp gửi văn bản đề nghị bù trừ khoản nộp thừa hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Điều 25 và Điều 42 Thông tư này.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.