Tổng hợp các mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phổ biến?

Tôi muốn hỏi các mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phổ biến là mẫu nào? - câu hỏi của chị H.Q (Sa Đéc).

Tổng hợp các mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phổ biến?

Thời điểm cuối năm, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành làm báo cáo tổng kết năm để tổng kết lại kết quả làm việc trong năm đồng thời đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho năm tới.

Dưới đây là là một số mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

(1) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm của doanh nghiệp

>> Tham khảo mẫu số 01: Tại đây

>> Tham khảo mẫu số 02: Tại đây

(2) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm cá nhân

>> Tham khảo mẫu số 01: Tại đây

(3) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan

>> Tham khảo mẫu: Tại đây

(4) Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho chi bộ

Căn cứ Quy định 2238/QĐ-ĐUK năm 2020 của Đảng ủy Khối các cơ quan TW có nêu mẫu báo báo cáo tổng kết cuối năm dành cho chi bộ:

>> Tải mẫu: tại đây

Tổng hợp các mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phổ biến?

Tổng hợp các mẫu báo cáo tổng kết cuối năm dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng phổ biến? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách ghi Báo cáo tổng kết công tác chi bộ?

Khi viết Báo cáo tổng kết công tác chi bộ, cần lưu ý một số nội dung sau:

(1) Ghi rõ tên Đảng ủy cấp trên (chủ quản) của chi bộ

(2) Ghi rõ tên Chi bộ

(3) Thứ số theo văn thư lưu trữ tại Chi bộ

(4) Ghi năm thực hiện báo cáo tổng kết công tác

(5) Ghi năm đề ra các phương hướng, nhiệm vụ công tác sẽ thực hiện

(6) Phần tình hình, kết quả công tác năm: Ghi chi tiết, đầy đủ các nội dung tổng kết đã thực hiện sau một năm công tác, bao gồm:

- Công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

- Công tác xây dựng chi bộ

- Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị các tổ chức quần chúng

- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết Trung ương….

- Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị

Đặc biệt là cần lưu ý, chú trọng nội dung phần “đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị”.

(7) Phần phương hướng, nhiệm vụ công tác năm tới: Chi bộ cần vạch ra, xây dựng các nội dung, hoạt động công tác tiên quyết và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các phương hướng đó.

(8) Phần đề xuất khen thưởng: Dựa theo các quy định, văn bản hướng dẫn liên quan về tiêu chuẩn khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể đã hoàn thành công tác trong năm và phải thực hiện quy trình xét khen thưởng theo đúng quy định.

Nội dung của chế độ báo cáo cuối năm của cơ quan nhà nước phải có những nội dung nào?

Tại Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định nội dung cần có trong chế độ báo cáo cuối năm của cơ quan nhà nước bao gồm:

- Tên báo cáo;

- Nội dung yêu cầu báo cáo;

- Đối tượng thực hiện báo cáo;

- Cơ quan nhận báo cáo;

- Phương thức gửi, nhận báo cáo;

- Thời hạn gửi báo cáo;

- Tần suất thực hiện báo cáo;

- Thời gian chốt số liệu báo cáo;

- Mẫu đề cương báo cáo;

- Biểu mẫu số liệu báo cáo;

- Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo

Đồng thời tại Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo
1. Tên báo cáo
Tên báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện được bao quát nội dung, phạm vi yêu cầu báo cáo.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo
Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo
a) Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo;
b) Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo
Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua Fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử;
đ) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
e) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
a) Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo;
b) Thời hạn gửi báo cáo được xác định căn cứ vào đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo, nhưng phải bảo đảm thời gian không ít hơn 01 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo đến thời hạn gửi báo cáo hoặc ước tính thời gian từ khi nhận được báo cáo để tổng hợp đến thời gian hoàn thành báo cáo và gửi đi.
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau thì quy định rõ thời hạn đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó;
c) Đối với báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo.
6. Tần suất thực hiện báo cáo
a) Quy định về tần suất thực hiện báo cáo phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mục đích và yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành;
b) Thực hiện lồng ghép các nội dung báo cáo, bảo đảm chỉ yêu cầu báo cáo một lần trong một kỳ báo cáo đối với các nội dung thuộc cùng ngành, lĩnh vực quản lý.
7. Mẫu đề cương báo cáo
a) Đối với phần lời văn trong báo cáo, chế độ báo cáo phải quy định mẫu đề cương để hướng dẫn thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo nêu rõ kết cấu các thông tin chủ yếu về: Tình hình thực hiện; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; phương hướng nhiệm vụ; đề xuất, kiến nghị;
b) Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với nội dung yêu cầu báo cáo khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế mẫu đề cương phù hợp với từng đối tượng báo cáo.
8. Biểu mẫu số liệu báo cáo
a) Trường hợp báo cáo yêu cầu phải có phần số liệu thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn về biểu mẫu số liệu để bảo đảm thực hiện thống nhất, thuận tiện cho công tác tổng hợp, phân tích;
b) Nếu chế độ báo cáo áp dụng cho nhiều loại đối tượng thực hiện với các yêu cầu về số liệu khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải có hướng dẫn cụ thể hoặc thiết kế biểu mẫu số liệu báo cáo phù hợp với từng đối tượng báo cáo;
c) Biểu mẫu số liệu phải có ký hiệu biểu để thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu. Ký hiệu biểu bao gồm cả chữ và số. Phần số được ghi theo thứ tự 001, 002, 003...; phần chữ được ghi viết tắt bằng chữ in hoa phù hợp với ngành, lĩnh vực báo cáo, loại báo cáo và kỳ báo cáo.
9. Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo
Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng; mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.

Theo đó, việc ban hành chế độ báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
25,325 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào