Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 quy định về phân loại hạt đất như sau:

- Phân loại hạt đất

Quy định ở Bảng 1; các hạt rắn tạo đất được phân thành các nhóm hạt theo kích thước đường kính hạt quy đổi:

- Nhóm đá tảng (Boulder), ký hiệu bằng chữ B: kích thước lớn hơn 200 mm;

- Nhóm cuội (hoặc dăm) (Cobble), ký hiệu bằng chữ Cb: kích thước từ 60 mm đến 200 mm;

- Nhóm sỏi (hoặc sạn) (Gravel), ký hiệu bằng chữ G: kích thước từ 2 mm đến 60 mm;

- Nhóm hạt cát (Sand), ký hiệu bằng chữ S: kích thước từ 0,05 mm đến 2 mm;

- Nhóm hạt bụi (Silt), ký hiệu bằng chữ M: kích thước từ 0,005 mm đến 0,05 mm;

- Nhóm hạt sét (Clay), ký hiệu bằng chữ C: kích thước nhỏ hơn 0,005 mm, trong đó: Sét hạt thô: từ 0,005 mm đến 0,002 mm; sét hạt nhỏ: nhỏ hơn 0,002 mm.

Chú thích:

(1) Từ dăm, sạn để trong ngoặc đơn dùng để thay thế cho cỡ hạt có cùng kích thước nhưng có hình dạng góc cạnh;

(2) Các cỡ hạt lớn hơn 0,1 mm được xếp vào tổ hạt thô (Coarse grains); các cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm được xếp vào tổ hạt mịn (Fine grains), ký hiệu bằng chữ F; (Tách biệt hạt thô với hạt mịn của đất bằng cách làm phân tán đất rồi sàng đất qua sàng cỡ mắt sàng 0,1 mm hoặc sàng số No170 của Mỹ, lỗ sàng 0,09 mm).

CHÚ THÍCH: Đường kính hạt theo bảng 1 được quy ước theo đường kính lỗ sàng thí nghiệm.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi? (Hình từ Internet)

Quy định về phân loại đất tổng quát theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 như thế nào?

Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 quy định về phân loại đất tổng quát như sau:

Dựa vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất, đất có trong tự nhiên được chia thành hai chủng loại sau:

(1) Đất vô cơ

Có hàm lượng hữu cơ ít hơn 3 % khối lượng khô đối với đất hạt thô, hoặc ít hơn 5 % đối với đất hạt mịn.

Dựa vào hàm lượng của hạt nhỏ hơn 0,1 mm, đất vô cơ được phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm đất hạt thô: gồm các loại đất có hàm lượng của cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm ít hơn 50 % khối lượng khô;

- Nhóm đất hạt mịn: gồm các loại đất có hàm lượng của cỡ hạt nhỏ hơn 0,1 mm bằng hoặc nhiều hơn 50 % khối lượng khô.

CHÚ THÍCH: Đất được cho là nhiễm hữu cơ khi có từ 3 % đến dưới 10 % đối với đất hạt thô, 5 % đến dưới 10 % đối với đất hạt mịn.

(2) Đất chứa hữu cơ

Có hàm lượng hữu cơ bằng hoặc lớn hơn 10 % khối lượng khô.

Dựa vào hàm lượng hữu cơ, đất chứa hữu cơ được chia thành hai nhóm chính:

- Nhóm đất hữu cơ: gồm các loại đất có chứa hàm lượng hữu cơ từ 10 % đến 50 % khối lượng khô;

- Nhóm than bùn: gồm các loại đất có hàm lượng hữu cơ bằng hoặc nhiều hơn 50 % khối lượng khô.

Đất là gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009?

Tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 quy định về các thuật ngữ như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Đất (soil)
Là vật thể địa chất nằm ở lớp vỏ trái đất và ở thể mềm, rời đặc trưng, không có khả năng hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh.
2.2 Kết cấu của đất (soil texture)
Là đặc trưng phản ánh về ba đặc điểm của đất:
- Độ lớn, hình dạng và đặc điểm mặt ngoài của các hạt rắn, đặc biệt là các hạt thô;
- Sự sắp xếp và quan hệ lẫn nhau giữa các hạt rắn, nghĩa là: mức độ phá hủy cấu tạo của đất, mức độ nén chặt và độ ẩm tự nhiên của đất;
- Mức độ liên kết và tính chất của sự liên kết giữa các hạt rắn.
2.3 Cấu tạo của đất (soil structure)
Là đặc trưng phản ánh sự sắp xếp trong không gian giữa các hạt rắn của đất, đặc điểm và chiều dầy lớp đất phân bố ở trong không gian.
2.4 Đất rời (dispersive soil)
Là đất mà trong trạng thái ẩm ướt không xuất hiện sự dính bám giữa các hạt đơn lẻ và bị rời rạc khi khô; Còn gọi là đất không dính;
2.5 Đất dính (binder)
Là đất mà trong trạng thái ẩm ướt xuất hiện sự dính bám giữa các hạt đơn lẻ, có thể nhồi nặn thành các hình dạng tùy ý, khi khô vẫn giữ nguyên được hình thể đã có và có độ cứng chắc nhất định. Theo nghĩa rộng, đất dính là tất cả các loại đất bụi, đất sét và các loại đất hạt thô có chứa hàm lượng hạt bụi và hạt sét ≥10%.
2.6 Đất bùn (silt)
Gồm các loại đất sét, đất bụi, đất cát pha sét có hoặc không chứa hữu cơ thuộc các trầm tích trẻ trong môi trường ngập nước, sự cố kết tự nhiên rất khó khăn. Đặc trưng của đất bùn là có hệ số rỗng , chỉ số chảy lớn, mềm nhão, sức chịu tải không đáng kể.
2.7 Vật chất hữu cơ (organic composition of soil)
Có trong đất bao gồm các di tích động – thực vật đã bị phân hủy hoàn toàn hoặc chưa hoàn toàn. Vật chất hữu cơ đã bị phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn và các hợp chất có cấu trúc vi – ẩn tinh, còn khi chưa bị phân hủy hoàn toàn có dạng sợi, dạng xơ xốp. Vật chất hữu cơ có trong đất thổ nhưỡng và đất có nguồn gốc trầm tích hồ, hồ - đầm lầy, đầm lầy.
...

Theo đó, đất là vật thể địa chất nằm ở lớp vỏ trái đất và ở thể mềm, rời đặc trưng, không có khả năng hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,669 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào