Tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên, Lưu trữ viên trung cấp và Lưu trữ viên chính theo Thông tư 07/2022/TT-BNV?
Tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên chính - Mã số: V.01.02.01 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của Lưu trữ viên chính
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ - điện tử, hệ thống công cụ tra cứu;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hoá, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Lưu trữ viên chính
- Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
- Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ lưu trữ; nắm vững lý luận, lịch sử, thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam và vận dụng có hiệu quả vào lĩnh vực lưu trữ;
- Có năng lực quản lý, hướng dẫn, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ;
- Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lưu trữ;
- Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo, thuyết trình, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ,
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Lưu trữ viên chính
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
Tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên, Lưu trữ viên trung cấp và Lưu trữ viên chính theo Thông tư 07/2022/TT-BNV? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên - Mã số: V.01.02.02 được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn về chức danh Lưu trữ viên - Mã số: V.01.02.02 cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của Lưu trữ viên
- Tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ;
- Tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống công cụ tra cứu;
- Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ;
- Tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan;
- Tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hoá, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Lưu trữ viên
- Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
- Nắm vững lý luận, lịch sử, thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam và vận dụng có hiệu quả vào lĩnh vực lưu trữ;
- Có năng lực quản lý, hướng dẫn, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ;
- Có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ; o
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiêu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Lưu trữ viên
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
Tiêu chuẩn chức danh lưu trữ viên trung cấp - Mã số: V.01.02.03 được quy định như thế nào?
Về quy định tiêu chuẩn chức danh lưu trữ viên trung cấp - Mã số: V.01.02.03 thì tại Điều 8 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định:
Nhiệm vụ của Lưu trữ viên trung cấp
- Thực hiện việc nhập mục lục tài liệu, tu bổ, phục chế, bảo hiểm, sắp xếp và vận chuyển tài liệu;
- Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ, vệ sinh kho, tài liệu lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Lưu trữ viên trung cấp
- Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
- Có kiến thức cơ bản về hoạt động lưu trữ và thực hiện đúng quy trình, thủ tục nghiệp vụ lưu trữ theo nhiệm vụ được phân công;
- Đủ năng lực thực hiện các nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng, các trang thiết bị khác phục vụ thực hiện nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Lưu trữ viên trung cấp
Tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
Thông tư 07/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.