Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn tham khảo được gọi là phù hợp theo các tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích sử dụng riêng lẻ mà chỉ kết hợp với một tiêu chuẩn khác có các yêu cầu tính năng cụ thể của sản phẩm cung cấp khả năng bảo vệ.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689 : 2021 thay thế TCVN 6689 : 2000 (ISO 13688 : 1998);

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689 : 2021 hoàn toàn tương đương với ISO 13688 : 2013 và Sửa đổi 1 : 2019;

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689 : 2021 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu tính năng chung về Ecgônômi, tính vô hại, ký hiệu kích cỡ, độ lão hóa, tính tương thích và đánh dấu quần áo bảo vệ và thông tin cần cung cấp bởi nhà sản xuất cùng với quần áo bảo vệ.

Tiêu chuẩn này chỉ sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn khác có những yêu cầu về tính năng bảo vệ cụ thể và không sử dụng độc lập.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 đặt ra yêu cầu về thiết kế ra sao?

Tại mục 4.3 TCVN 6689:2021 đặt ra yêu cầu về thiết kế như sau:

- Thiết kế của quần áo bảo vệ phải tạo dễ dàng cho việc xác định đúng vị trí trên cơ thể người sử dụng và phải đảm bảo rằng quần áo vẫn ở đúng vị trí trong thời gian sử dụng dự kiến trước, có tính đến các yếu tố môi trường xung quanh cùng với các chuyển động và tư thế mà người mặc có thể áp dụng trong quá trình làm việc hoặc hoạt động khác. Với mục đích này, phải cung cấp các phương tiện thích hợp, chẳng hạn như hệ thống điều chỉnh thích hợp hoặc phạm vi kích cỡ thích hợp để quần áo bảo vệ có thể thích ứng với hình thái của người sử dụng. (Xem Phụ lục C).

- Thiết kế của quần áo bảo vệ phải đảm bảo rằng không có bộ phận nào của cơ thể không được che bởi các cử động dự kiến của người mặc (ví dụ: áo khoác không được kéo cao quá thắt lưng khi cánh tay giơ lên) nếu điều này được quy định trong tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn cụ thể cho quần áo bảo vệ phải bao gồm các tiêu chí kiểm tra (ví dụ: kiểm tra xem quần áo có thể mặc vào và cởi ra dễ dàng không; chuyển động cánh tay, đầu gối và động tác gấp cong có thể được không; các vùng cơ thể không được bảo vệ có bị lộ diện trong các chuyển động hay không; áo khoác có che phủ quần dài thỏa đáng không; thông tin của nhà sản xuất có đủ để giải thích cho việc sử dụng đúng đắn quần áo bảo vệ không (xem Phụ lục C).

- Nếu có thể, thiết kế quần áo bảo vệ phải tính đến các dụng cụ khác của trang phục hay thiết bị bảo vệ của cùng một nhà sản xuất cần phải mang cùng để tạo thành một hệ thống bảo vệ tổng thể. Khi hai hoặc nhiều dụng cụ được mang cùng nhau, chúng phải tương thích và mỗi dụng cụ phải tuân theo tiêu chuẩn riêng của nó. Không có dụng cụ nào trong số đó được làm giảm hiệu suất của (các) dụng cụ khác và phải đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp tại các khu vực tiếp giáp giữa chúng, ví dụ như trong ống tay áo với găng tay, quần dài với giày dép, các kết hợp mũ trùm đầu và mặt nạ phòng độc. Có thể có các kết hợp khác.

- Trong mỗi tiêu chuẩn cụ thể, cần quy định một đặc tính cơ học tối thiểu để đánh giá độ bền của trang phục.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 viện dẫn các tài liệu nào?

Tại mục 2 TCVN 6689:2021 thể hiện các tài liệu viện dẫn như sau:

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 3071, Hàng dệt - Xác định pH của chiết xuất nước (Textiles - Determination of pH of aqueous extract)

ISO 3175-1, Hàng dệt - Chăm sóc chuyên nghiệp, làm sạch khô và làm sạch ướt vải và hàng may mặc - Phần 1: Đánh giá tính năng sau khi làm sạch và hoàn thiện (Textiles - Professional care, drycleaning and wetcleaning of fabrics and garments - Part 1: Assessment of performance after cleaning and finishing)

ISO 3758, Hàng dệt - Chăm sóc mã ghi nhãn sử dụng các ký hiệu (Textiles - Care labelling code using symbols)

ISO 4045, Đồ da - Thử nghiệm hóa học - Xác định pH (Leather - Chemical tests - Determination of pH)

ISO 5077, Hàng dệt - Xác định sự thay đổi kích thước khi giặt và làm khô (Textiles - Determination of dimensional change in washing and drying)

ISO 7000, Các ký hiệu đồ họa sử dụng trên trang thiết bị - Các ký hiệu đã đăng ký (Graphical symbols for use on equipment - Registered symbols)

ISO 17075, Đồ da - Các thử nghiệm hóa học - Xác định lượng Crôm (VI) (Leather - Chemical tests - Determination of chromium(VI) content)

ISO 30023, Hàng dệt - Các ký hiệu tiêu chuẩn để ghi nhãn quần áo bảo vệ lao động được giặt là công nghiệp (Textiles - Qualification symbols for labelling workwear to be industrially laundered)

EN 1811, Phương pháp thử nghiệm tham khảo sự giải phóng ni-ken từ các sản phẩm dự định tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da (Reference test method for release of nickel from products intended to come into direct and prolonged contact with the skin)

ISO 8559 - 1, Size designation of clothes - Part 1: Anthropometric definitions for body measurement (Ký hiệu kích cỡ quần áo - Phần 1: Các định nghĩa nhân trắc để đo cơ thể)

ISO 8559 -2, Size designation of clothes - Part 2: Primary and secondary dimension indicators (Ký hiệu kích cỡ quần áo - Phần 2: Các chỉ số kích thước chính và phụ)

ISO 14362 -1, Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 1: Detection of the use of certain azo colorants accessible with and without extracting the fibres (Hàng dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm có nguồn gốc từ các chất tạo màu chứa nitơ - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng một số chất tạo màu chứa nítơ có thể tiếp cận được bằng cách chiết xuất và không chiết xuất sợi)

ISO 14362 - 3, Textiles - Methods for determination of certain aromatic amines derived from azo colorants - Part 3: Detection of the use of certain azo colorants, which may release 4-aminoazobenzene" (Hàng dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm có nguồn gốc từ các chất tạo màu chứa nitơ - Phần 3: Phát hiện sử dụng một số chất tạo màu chứa nitơ có thể giải phóng 4-aminoazobenzen).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,116 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào