Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 về phương pháp xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý đồ gỗ nội thất ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 về phương pháp xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý đồ gỗ nội thất ra sao?
- Phương pháp xác định khuyết tật đồ gỗ nội thất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 ra sao?
- Phương pháp xác định bán kính bo đồ gỗ nội thất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 về phương pháp xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý đồ gỗ nội thất ra sao?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 quy định phương pháp xác định 7 đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý đồ gỗ nội thất như sau:
(1) Xác định kích thước cơ bản
(2) Độ nhám bề mặt
(3) Độ bóng lớp phủ bề mặt
(4) Xác định độ ẩm
(5) Xác định bán kính bo
(6) Xác định khuyết tật
(7) Xác định độ ổn định, độ bền lực và độ bền lâu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 về phương pháp xác định đặc tính ngoại quan và tính chất cơ lý đồ gỗ nội thất ra sao? (Hình từ Internet)
Phương pháp xác định khuyết tật đồ gỗ nội thất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 ra sao?
Theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 quy định chi tiết phương pháp xác định khuyết tật đồ gỗ nội thất như sau:
(1) Mắt gỗ
Dụng cụ đo: Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước kẹp đo đường kính mắt gỗ ở vị trí lớn nhất trên chi tiết cần kiểm tra ở cả hai mặt theo quy định. Đường kính mắt gỗ được tính bằng mm.
(2) Lỗ mọt
Dụng cụ đo: Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước kẹp đo đường kính lỗ mọt ở vị trí lớn nhất trên chi tiết cần kiểm tra ở cả hai mặt theo quy định. Đường kính lỗ mọt được tính bằng mm.
(3) Độ xiên thớ
Dụng cụ đo: Thước cuộn bằng thép, chia vạch tới 1 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước cuộn bằng thép xác định độ xiên thớ của chi tiết cần kiểm tra.
Độ xiên thớ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa chiều dài hình chiếu của đường xiên thớ (a) lên chiều rộng chi tiết với chiều dài hình chiếu của đường xiên thớ (l) lên chiều dài của chi tiết. Độ xiên thớ chỉ được xác định khi l ≥ 2b (Hình 1).
Hình 1 - Chi tiết kiểm tra độ xiên thớ
Độ xiên thớ Z được tính bằng %, theo công thức (4):
Trong đó:
a là chiều dài hình chiếu của đường xiên thớ lên chiều rộng của chi tiết cần kiểm tra, tính bằng mm;
l là chiều dài hình chiếu của đường xiên thớ lên chiều dài của chi tiết cần kiểm tra, tính bằng mm;
b là chiều rộng của chi tiết cần kiểm tra, tính bằng mm.
(4) Độ hở mối ghép mộng
Dụng cụ đo: Thước lá bằng thép, chiều dày chính xác đến 0,05 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước lá bằng thép xác định độ hở mối ghép mộng. Độ hở mối ghép mộng được tính bằng tổng chiều dày các lá thép cho lọt vào khe ở vị trí có khe hở lớn nhất của mối ghép mộng, tính bằng mm.
(5) Khe hở
Dụng cụ đo: Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước kẹp xác định kích thước khe hở của các mối ghép hoặc khe hở giữa các chi tiết trên cùng một mẫu thử. Khoảng cách khe hở được đo tại vị trí có khoảng hở lớn nhất, tính bằng mm.
(6) Vết nứt
Dụng cụ đo: Thước cuộn bằng thép, chia vạch tới 1 mm; Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước cuộn bằng thép hoặc thước kẹp đo chiều dài, chiều rộng của các vết nứt trên chi tiết cần kiểm tra theo quy định, tính bằng mm.
(7) Độ cong
Dụng cụ đo: Thước gỗ thẳng dài 1 m; Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Dùng thước gỗ thẳng đặt lên bề mặt chi tiết cần kiểm tra, sau đó sử dụng thước kẹp đo khoảng khe hở lớn nhất giữa bề mặt chi tiết cần kiểm tra và mặt dưới của thước gỗ. Độ cong của chi tiết được tính bằng mm/m.
(8) Vết trầy xước
Dụng cụ đo: Thước cuộn bằng thép, chia vạch tới 1 mm; Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước cuộn bằng thép hoặc thước kẹp đo chiều dài, chiều rộng của các vết trầy xước trên chi tiết cần kiểm tra theo quy định, tính bằng mm.
(9) Vết keo
Dụng cụ đo: Thước cuộn bằng thép, chia vạch tới 1 mm; Thước kẹp, chính xác đến 0,02 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng thước cuộn bằng thép hoặc thước kẹp đo chiều dài, chiều rộng của các vết keo trên chi tiết cần kiểm tra theo quy định, tính bằng mm.
Phương pháp xác định bán kính bo đồ gỗ nội thất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 ra sao?
Theo tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5372:2023 quy định chi tiết phương pháp xác định bán kính bo đồ gỗ nội thất như sau:
Dụng cụ đo: Dưỡng đo bán kính bằng thép, dải đo từ 0,2 mm đến 25 mm, độ chính xác ± 0,02 mm.
Với bán kính lớn hơn sử dụng thước đo bán kính 3 chân hiển thị điện tử, dải đo từ 5 mm đến 700 mm, độ chính xác ± 0,01 mm.
Phương pháp đo: Sử dụng dưỡng đo bán kính bằng thép hoặc thước đo bán kính 3 chân hiển thị điện tử để xác định bán kính bo cạnh hoặc bo góc của chi tiết cần kiểm tra.
Xác định bán kính bo bằng dưỡng đo bán kính bằng thép: Lựa chọn lá thép dưỡng có đầu đo dạng lõm hoặc lồi phù hợp với biên dạng cong của chi tiết cần kiểm tra.
Đặt đầu đo lá thép dưỡng vuông góc với tiết diện cong của chi tiết cần kiểm tra, lá thép dưỡng được chọn là lá thép có đầu đo khớp và/hoặc tiếp xúc nhiều nhất với biên dạng cong của chi tiết cần kiểm tra.
Bán kính bo của chi tiết được xác định bằng với bán kính cong của lá thép dưỡng phù hợp, tính bằng mm.
Xác định bán kính bo bằng thước đo bán kính 3 chân hiển thị điện tử: Lựa chọn bộ chân đo tương ứng với dải kích thước cần đo, đặt thước vuông góc với tiết diện cong của chi tiết cần kiểm tra, sao cho tiếp điểm tại 3 chân của thước đều tiếp xúc với bề mặt cong của chi tiết cần kiểm tra.
Bán kính bo của chi tiết được hiển thị trên màn hình thước đo, tính bằng mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.