Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 quy định chung về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 quy định chung về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm như sau:

(1) Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Việc khảo nghiệm, kiểm định gia cầm được thực hiện tại cơ sở có đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định.

(2) Quy trình chăn nuôi (trong đó có chăm sóc, nuôi dưỡng)

Việc chăn nuôi giống gia cầm tuân thủ đúng quy trình của cơ sở cung cấp giống gia cầm kết hợp với quy trình của đơn vị khảo nghiệm, kiểm định đã công bố.

(3) Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

- Thời gian khảo nghiệm

Thời gian khảo nghiệm tính từ khi bắt đầu đưa gia cầm vào khảo nghiệm đến khi kết thúc theo dõi được tất cả các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu của khảo nghiệm.

Tuổi vào đẻ của đàn gia cầm được tính khi số gia cầm đẻ đạt tỷ lệ 5% so với tổng đàn. Giai đoạn gia cầm sinh sản đối với gà: 48 tuần đẻ; vịt hướng thịt: 42 tuần đẻ; vịt hướng trứng, vịt kiêm dụng, ngan, ngỗng, đà điểu: 52 tuần đẻ,

Đối với khảo nghiệm gia cầm sinh sản, thời gian khảo nghiệm tính từ khi gia cầm sinh sản vào đẻ đến khi kết thúc 20 tuần đẻ.

- Thời gian kiểm định

Thời gian kiểm định tính từ khi bắt đầu đưa gia cầm vào kiểm định đến khi kết thúc theo dõi được tất cả các chỉ tiêu cần kiểm định.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào? (Hình từ Internet)

TCVN 13474-1:2022 quy định về quy trình khảo nghiệm giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 quy định về quy trình khảo nghiệm giống vật nuôi là giống gia cầm như sau:

(1) Số lượng gia cầm cần cho khảo nghiệm

Số lượng gia cầm sinh sản đưa vào khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 200 con mái sinh sản (đối với ngỗng không ít hơn 100 con mái sinh sản, đối với đà điểu không ít hơn 50 con mái sinh sản).

Số lượng gia cầm thương phẩm đưa vào khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 300 con 01 ngày tuổi (đối với ngỗng không ít hơn 100 con, đối với đà điểu không ít hơn 50 con) gồm 50 % con trống và 50 % con mái.

(2) Các chỉ tiêu cần theo dõi

(i) Ngoại hình

Đánh giá được các đặc điểm về hình dáng; màu lông, màu da, đuôi, mỏ, chân; mào và các đặc điểm khác đặc thù của giống.

(ii) Các chỉ tiêu kỹ thuật

- Đối với khảo nghiệm gia cầm sinh sản

+ Khả năng sinh trưởng

Đối với gà, vịt, ngan, ngỗng

Khả năng sinh trưởng của gia cầm được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm kết thúc 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng); khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi, kết thúc 8 tuần tuổi, khi gia cầm vào đẻ và 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng).

Dài thân, tính bằng centimet;

Vòng ngực, tính bằng centimet;

Tỷ lệ vòng ngực/dài thân;

Dài lườn, tính bằng centimet;

Dài lông cánh, tính bằng centimet;

Cao chân, tính bằng centimet;

Khối lượng gia cầm lúc 01 ngày tuổi, tính bằng gam;

Khối lượng gia cầm kết thúc 08 tuần tuổi, tính bằng gam;

Khối lượng gia cầm vào đẻ, tính bằng gam;

Khối lượng gia cầm 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng), tính bằng gam.

Đối với đà điểu

Khả năng sinh trưởng của đà điểu được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm kết thúc 3 tháng tuổi và 36 tháng tuổi; khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi, kết thúc 3 tháng tuổi, khi đà điểu vào đẻ và kết thúc 36 tháng tuổi.

Dài thân, tính bằng centimet;

Vòng ngực, tính bằng centimet;

Tỷ lệ vòng ngực/dài thân;

Dài lườn, tính bằng centimet;

Dài lông cánh, tính bằng centimet;

Cao chân, tính bằng centimet;

Khối lượng đà điểu lúc 01 ngày tuổi, tính bằng gam;

Khối lượng đà điểu kết thúc 3 tháng tuổi, tính bằng kilogam;

Khối lượng đà điểu vào đẻ, tính bằng kilogam;

Khối lượng đà điểu kết thúc 36 tháng tuổi, tính bằng kilogam.

+ Khả năng sinh sản

Đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm thông qua các chỉ tiêu về đẻ trứng, chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở.

Tuổi đẻ, tính bằng tuần;

Tỷ lệ đẻ, tính bằng phần trăm;

Năng suất trứng/số mái đầu kỳ, tính bằng số quả;

Năng suất trứng/số mái bình quân, tính bằng số quả;

Tỷ lệ trứng giống, tính bằng phần trăm;

Tiêu tốn cho 10 quả trứng, tính bằng kilogam;

Tỷ lệ chết và loại thải/tháng, tính bằng phần trăm;

Khối lượng trứng, tính bằng gam;

Đường kính lớn của trứng (D), tính bằng mm;

Đường kính nhỏ của trứng (d), tính bằng mm;

Chỉ số hình thái trứng (Dld);

Tỷ lệ trứng có phôi, tính bằng phần trăm;

Tỷ lệ nở/phôi, tính bằng phần trăm;

Tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp, tính bằng phần trăm;

Tỷ lệ gia cầm loại 1, tính bằng phần trăm.

- Đối với khảo nghiệm gia cầm nuôi lấy thịt

Đối với gia cầm nuôi lấy thịt, cần đánh giá các chỉ tiêu như sau:

Thời gian nuôi đến khi xuất chuồng, tính bằng tuần;

Tỷ lệ nuôi sống, tính bằng phần trăm;

Khối lượng cơ thể gia cầm kết thúc mỗi tuần, tính bằng gam (đà điểu tính bằng kilogam);

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam.

(iii) Khả năng kháng bệnh

Đánh giá tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ (%) mắc các bệnh thông thường trên đàn gia cầm trong thời gian thực hiện khảo nghiệm.

(iv) Đánh giá tác hại của giống

Đánh giá ảnh hưởng của giống gia cầm cần khảo nghiệm đến môi trường; ảnh hưởng đến các giống gia cầm và vật nuôi khác về thức ăn và điều kiện sống.

TCVN 13474-1:2022 quy định về quy trình kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 quy định chung về quy trình kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm như sau:

- Số lượng gia cầm dùng cho kiểm định

Số lượng gia cầm sinh sản đưa vào kiểm định không ít hơn 200 con mái sinh sản (đối với ngỗng không ít hơn 100 con mái sinh sản, đối với đà điểu không ít hơn 50 con mái sinh sản).

Số lượng gia cầm thương phẩm đưa vào kiểm định không ít hơn 300 con 01 ngày tuổi (đối với ngỗng không ít hơn 100 con, đối với đà điều không ít hơn 50 con) gồm 50% con trống và 50 % con mái.

- Các chỉ tiêu cần kiểm định

Chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
462 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào