Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường?

Xin hỏi, tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường phải không? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Ngày 07/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

05 mục tiêu cụ thể nào của Dự án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên?

Tại Mục III Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nêu rõ mục tiêu cụ thể:

- 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo “Phòng, chống tội phạm”; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của nhà trường trong từng năm học; thiết lập các kênh tiếp nhận những thông tin, phản ánh để tư vấn, hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong nhà trường;

- 100% nhà trường tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật;

- 100 % nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất 01 mô hình về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật;

- Tối thiểu 90% nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”;

- Phấn đấu hàng năm giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến người học

tích hợp nội dung

Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường? (Hình internet)

Nhiệm vụ và giải pháp của Dự án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên dựa trên những nội dung gì?

Tại Mục IV Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nhấn mạnh các nhiệm vụ giải pháp đặt ra để thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như sau:

- Công tác chỉ đạo

- Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật

- Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý người học nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật cho người học như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục IV Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 đã nêu rõ:

- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm;

+ Các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự nhà trường, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học;

+ Tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng; các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến;

+ Những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với người học;

+ Kỹ năng phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật;

- Quán triệt trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đối với việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật;

- Tổ chức lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường;

+ Tuyên truyền, giáo dục thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội TNTP Hồ Chí Minh;

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu;

+ Các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học;

- Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong nhà trường và gia đình người học về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học;

+ Xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của người học đăng tải trên trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội;

- Tổ chức cho người học tham gia mô hình, sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của nhà trường.

Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường ra sao?

Theo tiểu mục 3 Mục IV Dự án ban hành kèm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 nhấn mạnh:

- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo;

- Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên;

- Xây dựng và triển khai chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá dành cho người học.

Như vậy, giải pháp tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường được đã đặt ra một số nội dung nêu trên để thực hiện Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,371 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào