Thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công gồm những gì?

Tôi muốn hỏi thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như thế nào? - câu hỏi của chị Yến (Tây Ninh)

Trình tự cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 có nêu rõ trình tự cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như sau:

Bước 1: Cá nhân đang giữ bản gốc Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh, làm đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú trước khi tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình kèm theo bằng gốc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai tại thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 40 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai.

Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản họp xét duyệt và có văn bản đề nghị kèm biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm bằng gốc.

Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ phải kiểm tra, rà soát, lập danh sách đối với những trường hợp đủ căn cứ, có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo bằng gốc.

Trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin làm căn cứ để cấp đổi do mờ chữ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị trưng cầu giám định.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, nếu có đủ căn cứ thì Sở có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Bằng gốc và kết quả giám định.

Bước 4: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, lập danh sách kèm tờ trình gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”.

Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp đổi bằng có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công”, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 5: Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp đổi có trách nhiệm cho số quản lý, lập trích lục hồ sơ liệt sĩ, lưu giữ bằng cũ và các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến người đề nghị.

Thời hạn giải quyết: 129 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (Thời gian cụ thể được quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).

Thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công gồm những gì?

Thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công gồm những gì? (Hình từ Internet)

Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 có nêu rõ thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công gồm:

Thành phần hồ sơ thực hiện cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

- Bản gốc Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh.

- Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-LĐTBXH năm 2022 có nêu rõ yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục cấp đổi bằng Tổ quốc ghi công như sau:

- Người hy sinh đã được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh chưa được đổi thành Bằng “Tổ quốc ghi công” do Thủ tướng Chính phủ cấp.

- Thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,522 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào