Thanh tra chuyên ngành sẽ được thanh tra lại trong trường hợp nào? Căn cứ nào để tiến hành thanh tra lại?
Thanh tra chuyên ngành sẽ thanh tra lại khi nào? Căn cứ nào để tiến hành thanh tra lại?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 34 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Căn cứ thanh tra lại
Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ được quy định tại Điều 48 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Theo quy định trên, thanh tra lại cuộc thanh tra chuyên ngành sẽ được thực hiện khi có một trong những căn cứ tiến hành thanh tra lại theo quy định pháp luật.
Về các căn cứ tiến hành thanh tra lại, Điều 48 Nghị định 86/2011/NĐ-CP xác định các căn cứ bao gồm:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra.
- Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.
- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Như vậy, hiện nay cuộc thanh tra chuyên ngành sẽ thực hiện thanh tra lại khi có một trong 05 dấu hiệu, chứng cứ thanh tra lại nêu trên.
Thanh tra chuyên ngành sẽ được thanh tra lại trong trường hợp nào? Căn cứ nào để tiến hành thanh tra lại? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại cuộc thanh tra chuyên ngành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định thanh tra lại được xác định như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh tra lại
1. Khi được Bộ trưởng giao, Chánh Thanh tra bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ kết luận.
2. Khi được Giám đốc sở giao, Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc Sở kết luận.
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra lại vụ việc bao gồm:
- Chánh Thanh tra bộ: Đối với vụ việc thanh tra chuyên ngành đã được Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ kết luận;
- Chánh Thanh tra sở: Đối với vụ việc thanh tra chuyên ngành đã được Chi cục trưởng thuộc Sở kết luận.
Theo đó, dựa trên khoản 1 Điều 52 Luật Thanh tra 2010, quyết định thanh tra lại bao gồm những nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Ngay sau khi ký quyết định thanh tra lại, người có thẩm quyền quyết định thanh tra lại có trách nhiệm:
- Gửi quyết định đến cho đối tượng thanh tra của người ký kết luận thanh tra trước đó, trong thời hạn là 03 ngày;
- Công bố quyết định thanh tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký. Việc công bố quyết định thanh tra lại phải được lập thành biên bản.
Thời hiệu, thời hạn thanh tra lại là bao lâu?
Tại Điều 36 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, thời hiệu, thời hạn thanh tra được quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn thanh tra lại
1. Thời hiệu thanh tra lại là 01 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra.
2. Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 16 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;
b) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.
Như vậy, thời hạn và thời hiệu thanh tra lại được xác định như sau:
- Thời hạn:
+ 45 - 70 ngày đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành;
+ 30 - 45 ngày đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành.
- Thời hiệu: 01 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại.
Báo cáo kết quả thanh tra lại được quy định thế nào?
Việc báo cáo kết quả thanh tra lại được quy định tại Điều 38 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại.
1. Báo cáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.
Như vậy, việc báo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo các nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.