Tên 54 dân tộc Việt Nam hiện nay? Ngày hội đại đoàn kết dân tộc là ngày 18/11 hàng năm đúng không?
Tên 54 dân tộc Việt Nam hiện nay?
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Tính đến hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em. 54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ-me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai.
Theo thông tin được công bố trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Ủy ban dân tộc, danh sách 54 dân tộc Việt Nam hiện nay như sau:
TT | Tên gọi | Tên gọi khác | Các nhóm nhỏ | Địa bàn cư trú |
1 | Kinh (Việt) | Việt | Trong cả nước | |
2 | Tày | Thổ | Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí | Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc. |
3 | Thái | Táy | Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) | Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng... |
4 | Mường | Mol, Mual, Mọi | Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá) | Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình |
5 | Hoa (Hán) | Khách, Tàu, Hán | Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ | Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh |
6 | Khơ-me | Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm | Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang | |
7 | Nùng | Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dýn, Nùng Inh... | Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai | |
8 | HMông (Mèo) | Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc | Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng | Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái |
9 | Dao | Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn | Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài | Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây |
10 | Gia-rai | Mọi, Chơ-rai | Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn | Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc |
11 | Ê-đê | Đe, Mọi | Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê | Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà |
12 | Ba-na | Bơ-nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công | Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem, Giơ-lơng(Y-lơng) | Kon Tum, Bình Định, Phú Yên |
13 | Sán Chay (Cao lan - Sán chỉ) | Mán, Cao Lan-Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử | Cao Lan, Sán Chỉ | Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái |
14 | Chăm (chàm) | Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm | Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông | Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà |
15 | Xơ-đăng | Kmrâng, Hđang, Con-lan, Brila | Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà-lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ) | Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi |
16 | Sán Dìu | Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ | Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vỹnh Phú, Tuyên Quang | |
17 | Hrê | Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng | Quảng Ngãi, Bình Định | |
18 | Cơ-ho | Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring | Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà | |
19 | Ra-glai | O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi | Ra-clay (Rai), Noong (La-oang) | Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng |
20 | Mnông | Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh | Đắc Lăc, Lâm Đồng | |
21 | Thổ | Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai-Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng) | Nghệ An, Thanh Hoá | |
22 | Xtiêng | Xa-điêng, Mọi, Tà-mun | Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc | |
23 | Khơmú | Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh | Quảng Lâm | Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái |
24 | Bru-Vân Kiều | Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru | Quảng Bình, Quảng Trị | |
25 | Giáy | Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm | Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu) | Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu |
26 | Cơ-tu | Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ | Phương, Kan-tua | Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế |
27 | Gié-Triêng | Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn | Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) | Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum |
28 | Ta-ôi | Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất) | Pa-cô, Ba-hi, Can-tua | Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế |
29 | Mạ | Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi | Lâm Đồng, Đồng Nai | |
30 | Co | Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa | Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng | |
31 | Chơ-ro | Châu-ro, Dơ-ro, Mọi | Đồng Nai | |
32 | Hà Nhì | U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già | Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen | Lai Châu, Lào Cai |
33 | Xinh-mun | Puộc, Pụa, Xá | Dạ, Nghẹt | Sơn La, Lai Châu |
34 | Chu-ru | Chơ-ru, Kru, Mọi | Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận | |
35 | Lào | Lào Bốc, Lào Nọi | Lai Châu, Sơn La | |
36 | La-chí | Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí | Hà Giang | |
37 | Phù Lá | Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá | Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang | |
38 | La Hủ | Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi | Lai Châu | |
39 | Kháng | Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng | Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm | Lai Châu, Sơn La |
40 | Lự | Lừ, Duôn, Nhuồn | Lai Châu | |
41 | Pà Thẻn | Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống | Tống, Mèo Lài | Hà Giang, Tuyên Quang |
42 | LôLô | Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di | Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa | Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai |
43 | Chứt | Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng | Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo | Quảng Bình |
44 | Mảng | Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai | Mảng Hệ, Mảng Gứng | Lai Châu |
45 | Cờ lao | Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ | Hà Giang | |
46 | Bố Y | Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí | Bố Y, Tu Dí | Hà Giang, Lào Cai |
47 | La Ha | Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga | Khlá Phlạo, La Ha ủng | Yên Bái, Sơn La |
48 | Cống | Xám Khống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống | Lai Châu | |
49 | Ngái | Sán Ngái | Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc) | Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng |
50 | Si La | Cú Đề Xừ | Lai Châu | |
51 | Pu Péo | Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán | Hà Giang | |
52 | Brâu | Brao | Kon Tum | |
53 | Rơ-măm | Kon Tum | ||
54 | Ơ-đu | Tày Hạt | Nghệ An |
Tên 54 dân tộc Việt Nam hiện nay? Ngày hội đại đoàn kết dân tộc là ngày 18/11 hàng năm đúng không?
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc hàng năm là ngày mấy?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày 18/11.
Học sinh là người dân tộc thiểu số ở thôn bản đặc biệt khó khăn thì có được giảm học phí không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
...
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì học sinh là người dân tộc thiểu số (ngoài dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn bản đặc biệt khó khăn được giảm học phí và mức học phí được giảm theo quy định là 70%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.