Tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đảm bảo những tiêu chuẩn như thế nào?
Tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đảm bảo những tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam và được khai thác bởi hãng hàng không của Việt Nam đáp ứng quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thuộc loại tàu bay có hai động cơ trở lên.
3. Tại thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Đối với các hệ thống trọng yếu của tàu bay bao gồm hệ thống tạo lực đẩy, hệ thống nguồn điện, báo và dập cháy, thủy lực và điều khiển tàu bay không có hỏng hóc lặp lại (hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 ngày khai thác hoặc 07 chuyến bay liên tục trên cùng một hệ thống hoặc một thiết bị) hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục;
b) Đối với các hệ thống khác của tàu bay, trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu tiếp tục có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ;
c) Có đầy đủ thiết bị khẩn nguy, an toàn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
4. Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.
5. Có tối thiểu 02 chỗ nằm nghỉ hoặc ghế ngồi tiện lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách chuyên cơ khi chuyến bay kéo dài từ 04 giờ trở lên.
6. Có cấu hình đáp ứng được các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao khi có yêu cầu.
7. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho tàu bay của hãng được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
Theo như quy định trên thì tiêu chuẩn của tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như sau:
- Mang quốc tịch Việt Nam và được hãng hàng không của Việt Nam đủ điều kiền khai thác
- Thuộc loại tàu bay có 02 động cơ trở lên
- Thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Hệ thống trọng yếu bao gồm hệ thống tạo lực đẩy, hệ thống nguồn điện, báo và dập cháy, thủy lực và điều khiển tàu bay không có hỏng hóc lặp lại hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục
+ Các hệ thống khác của tàu bay trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu tiếp tục có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ
+ Có đầy đủ thiết bị khẩn nguy, an toàn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
- thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị có mệnh thọ không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh
- Có tối thiểu 02 chỗ nằm nghỉ hoặc ghế ngồi tiện lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách chuyên cơ
- Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản.
Tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đảm bảo những tiêu chuẩn như thế nào? (Hình từ Internet)
Động cơ của tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của động cơ của tàu bay thực hiện chuyên bay chuyên cơ của Việt Nam như sau:
- Đối với các hệ thống trọng yếu của động cơ tàu bay bao gồm hệ thống điều khiển động cơ, báo và dập cháy, hiển thị tham số hoạt động của động cơ không có hỏng hóc lặp lại (hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 ngày khai thác hoặc 07 chuyến bay liên tục trên cùng một hệ thống hoặc một thiết bị) hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục.
- Đối với các hệ thống khác của động cơ tàu bay, trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
- Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.
- Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho động cơ được sử dụng cho tàu bay của hãng thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
Việc phân cách tàu bay chuyên cơ trong khu vực kiểm soát đường dài phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Trong khu vực sân bay, việc phân cách tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với các tàu bay khác trên mặt đất trong khu hoạt động bay phải phù hợp với các điều kiện hạn chế khai thác quy định tại Điều 28 của Thông tư này.
2. Trong khu vực kiểm soát tiếp cận, không áp dụng hình thức bay vượt tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang trên cùng một hành lang, vệt bay. Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát tiếp cận được áp dụng như sau:
a) Đối với phân cách bằng thiết bị giám sát ATS: giá trị phân cách được gia tăng gấp 02 lần so với giá trị phân cách tối thiểu được Cục Hàng không Việt Nam công bố áp dụng theo quy định tại Điều 37 của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT);
b) Các hình thức phân cách khác áp dụng theo quy định tại Điều 36 của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT.
3. Trong khu vực kiểm soát đường dài, việc phân cách giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Kiểm soát không lưu không thay đổi độ cao bay đường dài so với đường bay theo kế hoạch bay của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, trừ trường hợp vì lý do an ninh an toàn;
b) Không được yêu cầu thay đổi tốc độ của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang;
c) Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát đường dài được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
4. Việc phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với nhau được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Như vậy, trong khu vực kiểm soát đường dài thì việc phân cách tàu bay chuyên cơ phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Kiểm soát không lưu không thay đổi độ cao bay đường dài so với đường bay theo kế hoạch bay của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, trừ trường hợp vì lý do an ninh an toàn;
- Không được yêu cầu thay đổi tốc độ của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.