Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội trong đó chú trọng kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu?

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội theo chỉ thị mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như thế nào? Câu hỏi của chị Trà đến từ TP. Vinh.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập, gây dư luận xấu trong xã hội?

Theo Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra những hạn chế, bất cập, gây dư luận xấu trong xã hội còn tồn tại trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội như sau:

Trong thời gian qua, thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành và quy định của pháp luật có liên quan, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch (sau đây gọi là hoạt động) đã từng bước đi vào nề nếp, đem lại nhiều giá trị tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, định hướng về thẩm mỹ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là sau thời gian dài gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, tổ chức một số hoạt động vẫn còn hạn chế, bất cập, gây dư luận xấu trong xã hội, cụ thể như:

- Biểu diễn nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh tổ chức khi chưa được cấp phép, chấp thuận hoặc thực hiện không đúng với nội dung đã được cấp phép, chấp thuận; các cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức với số lượng lớn, có dấu hiệu lệch chuẩn;

- Hiện tượng vi phạm quy định về phổ biến phim, nhất là phổ biến phim trên không gian mạng diễn ra khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời;

- Một số lễ hội chú trọng đầu tư đến hình thức, quy mô mà chưa bảo đảm về nội dung;

- Ở một số nơi, vẫn còn tình trạng di sản bị xâm hại, xuống cấp, hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể chưa toàn diện, chặt chẽ;

- Hiện tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành trái phép, trục lợi, chèo kéo, không niêm yết giá công khai và không bán theo giá niêm yết cho khách du lịch vẫn còn diễn ra, đặc biệt là vào các dịp cao điểm…

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là:

- Nhận thức về trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm khi thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ;

- Sự phối hợp giữa cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ với các địa phương còn hạn chế;

- Công tác thẩm định, rà soát nội dung trước khi cấp phép, chấp thuận tổ chức các hoạt động nghệ thuật, triển lãm chưa chặt chẽ;

- Công tác tuyên truyền pháp luật, thanh tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tiễn chưa thường xuyên, việc xử lý đối với hành vi vi phạm chưa mang tính răn đe cao.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội theo chỉ thị mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch?

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội trong đó chú trọng kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu?

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội trong đó chú trọng kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu?

Tại Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ cụ thể cho 06 đơn vị liên quan thực hiện tăng cường quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội như sau:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan, chú trọng việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp theo quy định của pháp luật trong chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu.

Thêm vào đó Cục Nghệ thuật biểu diễn cần kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu diễn ra nhiều vòng ở nhiều địa phương và ở những địa phương có nhiều cuộc thi; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên môn; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Các bộ phận chức năng chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời (triển khai giải pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn...) đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu trên không gian mạng có vi phạm.

Đối với Cục Di sản văn hóa, cần tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết, kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đơn vị cần thẩm định chặt chẽ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền, phát huy vai trò của Hội đồng di sản quốc gia, Hội đồng khoa học về bảo tồn di tích, Hội đồng thẩm định hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể; tham mưu kiện toàn thành phần tham gia của các Hội đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời hướng dẫn các địa phương về chuyên môn để thực hiện hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa và tu bổ di tích, xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Cục Văn hóa cơ sở cũng tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện trách nhiệm quản lý, tổ chức lễ hội theo phân cấp;

Chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; hướng dẫn, đôn đốc công tác thống kê lễ hội tại các địa phương; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và tổ chức lễ hội.

Cục Điện ảnh tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Luật Điện ảnh và các văn bản quy định chi tiết, trong đó đặc biệt chú ý các quy định về thẩm quyền cấp phép phân loại phim và tiêu chí phân loại phim, về trách nhiệm của các tổ chức khi tham gia phổ biến phim trên không gian mạng.

Đồng thời Cục cần triển khai ngay các biện pháp để quản lý hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng như: xây dựng phương án tổ chức nhân lực, phương tiện kỹ thuật để kiểm tra nội dung phim, phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim.

Đơn vị cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức các biện pháp kiểm soát hoạt động phổ biến phim, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thẩm định, phân loại phim; tăng cường hướng dẫn các địa phương về chuyên môn trong các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh theo quy định của pháp luật.

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật, Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh và Nghị định 23/2019/NĐ-CP về hoạt động triển lãm, đồng thời có hướng dẫn về quản lý chuyên môn mỹ thuật đối với xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, nội dung tư tưởng; chú trọng công tác thẩm định cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nâng cao vai trò của hội đồng nghệ thuật, thực hiện đúng quy trình, quy định; tăng cường hậu kiểm, nhất là với các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh có nội dung nhạy cảm, phức tạp.

Tổng cục Du lịch thực hiện nghiêm quy định tại Luật Du lịch và các văn bản quy định chi tiết, trong đó tập trung vào công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, quản lý lưu trú du lịch và quản lý điểm đến; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với Thanh tra Bộ, các địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh du lịch trong việc bảo đảm an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện trong hoạt động du lịch.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch cần tập trung nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương trong công tác phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới phù hợp với thị hiếu của du khách sau đại dịch, khắc phục tình trạng "đứt gãy nguồn nhân lực du lịch"... để thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách quốc tế đến Việt Nam.

Các địa phương thực thi nghiêm quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành trong các hoạt động văn hóa, lễ hội?

Căn cứ vào Mục 8 Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL năm 2022 đã có nội dung yêu cầu Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tại các địa phương thực hiện các nội dung như sau

Tổ chức thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành tại địa phương; bố trí nguồn lực để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định, trong đó chú trọng các nhiệm vụ mới được phân cấp, ủy quyền cho địa phương như chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, cấp phép phân loại phim.

Về quản lý hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu:

- Các địa phương quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp trong quản lý đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu có quy mô lớn, có yếu tố nước ngoài, liên quan đến công tác dân tộc, bình đẳng giới, trẻ em, được tổ chức nhiều vòng ở nhiều địa phương.

- Các đơn vị chức năng cần thẩm định chặt chẽ hồ sơ (trong đó rà soát kỹ Đề án bảo đảm tính thống nhất, phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc, văn hóa truyền thống, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và điều kiện thực tiễn của địa phương) trước khi tham mưu chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu.

- Mặt khác, địa phương phải tăng cường kiểm tra, theo dõi sau khi cấp văn bản chấp thuận, kiên quyết dừng cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ đạo việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi trong trường hợp có vi phạm pháp luật.

Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa:

Các bên liên quan cần phát hiện và tổ chức ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích, thực hành sai lệch di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát huy vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cơ sở.

Địa phương thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ chuyên môn và người trực tiếp trông coi di tích; chuẩn bị kỹ hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể khi trình cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về nội dung, tính khoa học, pháp lý của hồ sơ.

Các địa phương tham mưu, rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tổ chức giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, về các giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, theo dõi trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, biến tướng, làm sai lệch lễ hội truyền thống.

Các đơn vị ở địa phương cần tăng cường công tác quản lý hoạt động phổ biến phim tại địa phương bảo đảm tuân thủ pháp luật và tiêu chí phân loại; tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động cấp giấy phép phân loại phim theo phân cấp, trên cơ sở nâng cao năng lực, trách nhiệm của hội đồng thẩm định, phân loại phim.

Về quản lý hoạt động triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng:

- Cần nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý và trách nhiệm của hội đồng nghệ thuật, bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, hội đồng nghệ thuật và các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý hoạt động; thẩm định chặt chẽ trước khi cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi các cuộc triển lãm trước khi khai mạc và trong quá trình diễn ra bảo đảm tuân thủ nội dung đã được cấp phép; tổ chức xác định vị trí, quy mô và nội dung tượng đài, tranh hoành tráng bảo đảm chất lượng thẩm mỹ, phù hợp với lịch sử, văn hóa, điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Cần tăng cường công tác quản lý điểm đến, cơ sở kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn, an ninh cho khách du lịch, bảo vệ cảnh quan chung, vệ sinh môi trường.

- Đồng thời, ở địa phương phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi gây mất an toàn cho khách du lịch, chèo kéo, trục lợi. Các bộ phận chức năng phải tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin cho du khách về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh du lịch, chủ động lựa chọn dịch vụ, phòng tránh tai nạn khi tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn; tăng cường tổ chức hoạt động phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch và triển khai các chương trình liên kết đã ký.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,248 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào