Sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn theo Nghị quyết 82/NQ-CP đúng không?

Sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn theo Nghị quyết 82/NQ-CP đúng không?

Sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn theo Nghị quyết 82/NQ-CP đúng không?

Căn cứ Mục 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ, nhiệm vụ cụ thể Chính phủ giao các địa phương quy định như sau:

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn, các phương án hợp tác, chương trình, giáo trình hướng dẫn các cơ sở đào tạo; nghiên cứu mở thêm chuyên ngành đào tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 199/TB-VPCP ngày 05 tháng 5 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ.
b) Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, chất lượng; chủ động thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn.
c) Củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi; tăng cường giáo dục hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
d) Rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trên cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2024.

Theo đó, xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn là một trong các nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện.

Sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn theo Nghị quyết 82/NQ-CP đúng không?

Sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn theo Nghị quyết 82/NQ-CP đúng không? (Hình từ Internet)

03 quan điểm góp phần phát triển nhân lực bán dẫn chất lượng cao theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ là gì?

Căn cứ Mục 3 Thông báo 199/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, 03 quan điểm góp phần phát triển nhân lực bán dẫn chất lượng cao gồm:

Thứ nhất, coi đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như: đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo kỹ sư, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong nước và ngoài nước, đào tạo thông qua sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn lực cho đào tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước - xã hội - thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư trong đào tạo

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải tập trung vào 05 trụ cột nào?

Theo Mục 2 Thông báo 199/TB-VPCP năm 2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn do Văn phòng Chính phủ ban hành, Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải tập trung vào 05 trụ cột, gồm:

(i) Phát triển hạ tầng;

(ii) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách;

(iii) Đào tạo nguồn nhân lực;

(iv) Huy động nguồn lực;

(v) Xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), các Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều khu công nghệ thông tin tập trung.

Việt Nam có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; có 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực này (Viettel, VNPT, FPT, CMC…), có thể phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như sử dụng chính nguồn nhân lực qua đào tạo này.

Các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh… đều thể hiện quyết tâm thu hút, tạo điều kiện và dành nhiều nguồn lực cho phát triển nhân lực bán dẫn cũng như xây dựng hệ sinh thái cho ngành bán dẫn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị lâu dài và đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực với nhiều nước, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin. Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Các tập đoàn hàng đầu (NVIDIA, Samsung, Synopsys…) cũng có sự quan tâm, định hướng nghiên cứu, đầu tư, phát triển, hướng tới xây dựng “cứ điểm” sản xuất bán dẫn tại Việt Nam. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đào tạo ra hàng trăm nghìn lập trình viên, hàng triệu nhân lực công nghệ thông tin, đây là cơ sở quan trọng khẳng định khả năng đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
478 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào