Quy trình trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Quy trình trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ phải có nội dung nào?
- Nội dung văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu bao gồm những gì?
- Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến thì có được nhận lại bảo đảm dự thầu không?
Quy trình trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản Điều 31 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định quy trình trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
(1) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của Bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
(2) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định theo quy định tại Điều 36 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT trước khi phê duyệt;
(3) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2013, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
(4). Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, Bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định
(5) Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án (sau đây gọi là doanh nghiệp dự án) hoặc trực tiếp thực hiện dự án. Việc tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.
Quy trình trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ phải có nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định nội dung cần phải có trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án;
- Tên nhà đầu tư trúng thầu;
- Tiến độ thực hiện dự án;
- Địa điểm thực hiện dự án, diện tích, thời hạn thuê đất;
- Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư;
- Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền thuê đất);
- Tổng số tiền đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư theo tiến độ và phương thức yêu cầu trong hồ sơ mời thầu;
- Các nội dung khác (nếu có).
Nội dung văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
....
4. Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, Bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;
c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
Theo đó, nội dung văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu bao gồm:
- Tên dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án;
- Tên nhà đầu tư trúng thầu;
- Tiến độ thực hiện dự án;
- Địa điểm thực hiện dự án, diện tích, thời hạn thuê đất;
- Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư;
- Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền thuê đất);
- Tổng số tiền đề xuất nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư theo tiến độ và phương thức yêu cầu trong hồ sơ mời thầu;
- Các nội dung khác (nếu có).
- Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;
- Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến thì có được nhận lại bảo đảm dự thầu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, Bên mời thầu mời nhà đầu tư xếp thứ nhất đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
Như vậy, trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
Thông tư 1/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.