Quy trình điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng gồm bao nhiêu bước? Mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Quy trình điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định như sau:
Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
....
2. Quy trình điều tra:
a) Các bước điều tra cụ thể theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sử dụng phiếu điều tra theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo kết quả điều tra về Sở Y tế.
3. Lấy mẫu vắc xin:
a) Lấy mẫu vắc xin đối với tất cả các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng;
b) Việc lấy mẫu, niêm phong, bảo quản và gửi mẫu vắc xin theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kiểm định chất lượng vắc xin khi có nghi ngờ nguyên nhân tai biến nặng do vắc xin hoặc theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng;
d) Nếu mẫu vắc xin không thuộc diện phải gửi kiểm định thì tiếp tục sử dụng tại địa phương.
4. Cơ sở phát hiện, tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện thu thập mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết để xác định nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng.
Theo như quy định trên, quy trình điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện qua 3 giai đoạn như sau:
- Các bước điều tra cụ thể
- Sử dụng phiếu điều tra
- Báo cáo kết quả điều tra về Sở Y tế
Quy trình điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng gồm bao nhiêu bước? Mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như sau:
Tải Mẫu phiếu điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng: Tại đây
Các bước điều tra cụ thể tai biến nặng sau tiêm chủng ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định các bước điều tra cụ thể như sau:
Bước 1: Xác minh các thông tin trong báo cáo:
- Thu thập hồ sơ bệnh án (hoặc ghi chép về lâm sàng)
- Kiểm tra hồ sơ chi tiết về bệnh nhân, tình trạng diễn biến sức khỏe.
- Phỏng vấn nhân viên y tế tiếp nhận, điều trị trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, rà soát hồ sơ bệnh án hoặc ghi chép về lâm sàng.
- Thu thập thêm thông tin còn thiếu trong báo cáo.
- Xác định những trường hợp khác cần điều tra.
Bước 2: Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều tra và thu thập thông tin từ bệnh nhân hoặc người nhà:
+ Tiền sử tiêm chủng.
+ Tiền sử bệnh tật, bao gồm tiền sử về phản ứng tương tự hoặc những tình trạng dị ứng khác.
+ Tiền sử về gia đình đối với những phản ứng tương tự.
+ Phỏng vấn trực tiếp cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, rà soát hồ sơ liên quan tới trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng do người nhà giữ đối với trẻ em
- Điều tra bệnh cảnh lâm sàng của trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
+ Bệnh sử, mô tả lâm sàng, tất cả các xét nghiệm liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng và chẩn đoán
+ Điều trị, kết quả
- Điều tra vắc xin nghi ngờ
+ Điều kiện vận chuyển vắc xin, điều kiện, quá trình bảo quản, tình trạng bảo quản lọ vắc xin, bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh.
+ Bảo quản vắc xin trước khi đến cơ sở y tế, biên bản giao nhận vắc xin, thẻ theo dõi nhiệt độ, chỉ thị đông băng điện tử.
- Điều tra những người liên quan
Những người đã được tiêm chủng cùng loại vắc xin trong cùng một buổi tiêm chủng có phản ứng hay không? phản ứng tương tự hay không?
Bước 3: Đánh giá thực hành tiêm chủng
- Đánh giá thực hành tiêm chủng bằng cách hỏi:
+ Đánh giá điểm tiêm chủng: Hỏi, quan sát việc cung cấp dịch vụ tiêm chủng, bảo quản vắc xin.
+ Cách bảo quản vắc xin (kể cả những lọ đã mở), việc phân phối và hủy bỏ vắc xin.
+ Cách bảo quản và phân phối dung môi.
+ Việc pha hồi chỉnh vắc xin (kỹ thuật và thời gian sử dụng sau khi pha).
+ Cách sử dụng và vô trùng bơm, kim tiêm.
+ Những chi tiết về huấn luyện thực hành tiêm chủng, về giám sát các kỹ thuật tiêm chủng.
- Quan sát hiện trạng thực hành tiêm chủng:
+ Tủ lạnh: ngoài vắc xin còn bảo quản thêm những gì trong tủ lạnh (cần ghi chép nếu có những lọ tương tự được để cạnh những lọ vắc xin có thể nhầm lẫn); những loại vắc xin hoặc dung môi nào để cùng với những loại thuốc khác; có lọ vắc xin, sinh phẩm y tế nào mất nhãn, quá hạn sử dụng không?
+ Thực hành tiêm chủng (hồi chỉnh vắc xin, mở nút lọ, kỹ thuật tiêm, bảo đảm an toàn bơm, kim tiêm, vứt bỏ những lọ đã mở).
Bước 4: Đặt giả thuyết: Nguyên nhân có thể xảy ra
Bước 5: Kiểm tra giả thuyết
- Trường hợp phản ứng có phù hợp với giả thuyết?
- Chỉ lấy mẫu và yêu cầu kiểm định vắc xin nếu nghi ngờ nguyên nhân do chất lượng vắc xin.
Bước 6: Kết thúc điều tra
- Hoàn chỉnh phiếu điều tra.
- Kết luận của đoàn điều tra và lập biên bản.
- Khuyến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.