Quy định mới nhất về ngăn ngừa xâm nhập trái phép, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng?

Gần đây tôi thấy rất nhiều trường hợp cháy công trình, chung cư, tòa nhà. Do đó, tôi rất muốn tìm hiểu những quy định kỹ thuật về ngăn ngừa xâm nhập trái phép, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng. Xin cám ơn!

Quy định về việc ngăn ngừa xâm nhập trái phép vào công trường xây dựng?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc ngăn ngừa xâm nhập trái phép vào công trường xây dựng như sau:

- Công trường đang thi công phải được rào chắn để ngăn ngừa xâm nhập trái phép. Trường hợp công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng biển cảnh báo cấm xâm nhập nhưng phải bố trí người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.

Chú thích: Để đảm bảo an toàn cho người bên ngoài công trường, phải xác định vùng nguy hiểm để rào chắn theo quy định tại 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.

- Không cho phép người không có nhiệm vụ vào trong công trường (kể cả khu vực chỗ ở tạm trong công trường). Trường hợp có người đến làm việc, tham quan công trường thì họ chỉ được đến đúng nơi đã được chấp thuận, phải sử dụng PTBVCN phù hợp, tuân thủ nội quy công trường và hướng dẫn của người có thẩm quyền.

Chú thích: Người có thẩm quyền là người được chủ đầu tư hoặc người sử dụng lao động phân công thực hiện nhiệm vụ ĐBAT cho người đến làm việc (hoặc tham quan) và an ninh của công trường.

Quy định về ngăn ngừa xâm nhập trái phép, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng từ ngày 20/06/2022?

Quy định về ngăn ngừa xâm nhập trái phép, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng từ ngày 20/06/2022?

Quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc phòng cháy, chữa cháy như sau:

- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các quy định của pháp luật khác có liên quan về phòng cháy chữa cháy.

- Người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện các biện pháp cần thiết để:

+ Ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cháy;

+ Kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả đám cháy;

+ Đảm bảo thoát nạn nhanh chóng và an toàn.

- Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, chất, hóa chất dễ cháy phải được lưu trữ riêng biệt trong các kho chứa phù hợp và có biện pháp ngăn chặn người xâm nhập trái phép.

- Không được hút thuốc trong công trường ngoại trừ các khu vực được bố trí riêng để cho phép hút thuốc. Biển báo “Cấm hút thuốc” phải được bố trí ở nơi dễ thấy, ở gần và tại các khu vực có chứa chất dễ cháy hoặc vật liệu cháy.

- Trong không gian hạn chế hoặc những khu vực mà khí, hơi, bụi dễ cháy có thể gây nguy hiểm:

+ Chỉ được phép sử dụng các trang thiết bị điện (kể cả các dây dẫn điện, nguồn cấp điện khác) và đèn xách tay đảm bảo an toàn cháy;

+ Không cho phép sử dụng lửa trần, thiết bị tạo nhiệt hoặc các nguồn gây cháy khác;

+ Phải có biển báo “Cấm hút thuốc”;

+ Phải thường xuyên và kịp thời dọn dẹp các chất, phế thải dễ cháy như gỗ, bìa, mùn cưa, giẻ, chất thải lẫn dầu mỡ ra khỏi khu vực này;

+ Phải bố trí hệ thống thông gió phù hợp.

- Tại nơi làm việc:

+ Các vật liệu, chất cháy, dễ cháy phải được để trong các hộp, thùng kín làm bằng kim loại hoặc vật liệu chống cháy khác;

+ Phải thường xuyên dọn dẹp phế thải (chất cháy, dễ cháy) và chuyển đi.

- Phải thường xuyên kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao ở công trường như: Khu vực gần các thiết bị tạo ra nhiệt, dây dẫn điện và hệ thống điện; nơi lưu trữ vật liệu, chất cháy, dễ cháy; nơi có các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác.

- Công việc hàn, cắt bằng nhiệt và các hoạt động tạo nhiệt khác chỉ được thực hiện khi:

+ Các thiết bị hàn, cắt đã được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn theo quy định;

+ Các biện pháp phòng ngừa phù hợp cần thiết đã được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ cháy;

+ Có sự giám sát của người được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy chữa cháy.

Chú thích: Đảm bảo an toàn trong sử dụng thiết bị tạo nhiệt phải tuân thủ quy định của QCVN 03:2011/BLĐTBXH, QCVN 17:2013/BLĐTBXH và các QCVN khác có liên quan.

- Tại các khu vực có nguy cơ cháy, phải trang bị thiết bị chữa cháy phù hợp được đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận; bố trí và duy trì nguồn cấp nước chữa cháy đầy đủ, đảm bảo áp lực cần thiết. Các thiết bị chữa cháy phải được bảo trì và kiểm tra, kiểm định an toàn định kỳ theo quy định về phòng cháy chữa cháy. Đường tiếp cận nơi đặt các trang thiết bị chữa cháy như vòi, họng nước chữa cháy, bình chữa cháy xách tay, van, đầu nối với đường ống cấp nước chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng trong mọi thời điểm.

- Phải bố trí đầy đủ các phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy phù hợp ở nơi có nguy cơ cháy và những nơi cần thiết khác. Các phương tiện, thiết bị này phải đảm bảo nghe rõ và có thể để truyền tải tín hiệu, thông tin cảnh báo về cháy, dấu hiệu có cháy hoặc nguy cơ cháy tới tất cả các vị trí, khu vực trong công trường có người lao động làm việc.

- Biển báo hướng dẫn cho phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy, phục vụ chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy và ghi rõ:

+ Vị trí nút (hoặc công tắc) của thiết bị cảnh báo cháy hoặc vị trí gần nhất của phương tiện báo cháy;

+ Số điện thoại và (hoặc) các phương tiện liên lạc khác, địa chỉ cụ thể của bộ phận cứu nạn, cứu hộ tại công trường, đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ ở nơi gần nhất.

- Lối thoát nạn phải được kiểm tra thường xuyên và duy trì thông thoáng trong mọi thời điểm, đặc biệt là đối với các khu vực trên cao và các khu vực bị hạn chế tiếp cận như trong tầng ngầm, công trình ngầm, đường hầm, không gian hạn chế; phải lắp đặt các biển chỉ dẫn hướng thoát nạn khi xảy ra cháy tại các vị trí phù hợp, dễ thấy.

- Người sử dụng lao động phải:

+ Tổ chức, huấn luyện cho người lao động sử dụng thiết bị chữa cháy, kỹ năng thoát nạn cho người lao động (bao gồm quy trình, các việc cần phải thực hiện trong trường hợp có cháy, các biện pháp hoặc kỹ năng thoát nạn);

+ Bố trí tối thiểu 02 (hai) người đã được huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy theo quy định để phục vụ cho công việc chữa cháy khi cần thiết tại nơi làm việc ở công trường.

- Trong các ca làm việc, số lượng người lao động bao gồm tên, cách thức hoặc phương tiện liên lạc phải được người sử dụng lao động và các đơn vị quản lý, sử dụng nhân lực có liên quan ghi chép chi tiết để quản lý và phục vụ cho việc đảm bảo an toàn cháy.

- Người sử dụng lao động phải có kế hoạch thoát nạn cụ thể và hiệu quả để tất cả mọi người được thoát nạn nhanh chóng, không xảy ra tình trạng hoảng loạn. Ngoài ra, trong kế hoạch thoát nạn phải xét đến việc máy, thiết bị và các công việc thi công bị ngừng hoặc phải ngừng khi có cháy. Người sử dụng lao động phải tổ chức diễn tập thoát nạn định kỳ cho tất cả người lao động trên công trường.

Quy định về việc chiếu sáng tại công trường?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc chiếu sáng như sau:

- Ở những nơi ánh sáng tự nhiên không đảm bảo để làm việc an toàn như thi công ban đêm ngoài trời, trong tầng ngầm, trong đường hầm, phải trang bị, lắp đặt các nguồn ánh sáng phù hợp và đủ độ sáng (bao gồm cả đèn chiếu sáng di động, cầm tay nếu phù hợp). Đường ra vào nơi làm việc và những khu vực có người đi lại trên công trường cũng phải được chiếu sáng để ĐBAT.

Chú thích 1: Yêu cầu chiếu sáng tại nơi làm việc và loại công việc cụ thể xem QCVN 22:2016/BYT.

Chú thích 2: Yêu cầu chiếu sáng tối thiểu phục vụ đi lại là 50 Lux đối với các khu vực kín bên trong công trình hoặc bên trong các công trình ngầm, đường hầm.

- Ánh sáng nhân tạo phải được kiểm soát để không được tạo ra chói, lóa quá mức hoặc có bóng đổ làm cho người lao động không thể thực hiện công việc an toàn do không thao tác được chính xác, không nhìn rõ được xung quanh hoặc làm giảm thị lực.

- Đèn chiếu sáng phải được bảo vệ bằng lồng đèn hoặc các biện pháp phù hợp khác để không bị vỡ do va đập, gió mạnh.

- Dây dẫn điện cho thiết bị điện chiếu sáng cầm tay phải có kích thước và đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu kỹ thuật điện và có đủ độ bền cơ học để chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong quá trình xây dựng.

Chú thích: Xem quy định chi tiết tại 2.16.

Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,970 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào