Phương tiện đo trong quan trắc khí tượng có bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn? Trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào?

Cho hỏi trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh An tại Hà Nội.

Phương tiện đo trong quan trắc khí tượng có bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng có quy định như sau:

- Phương tiện đo, thiết bị đo dùng trong quan trắc khí tượng bề mặt, khí tượng trên cao thuộc danh mục phải kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện đúng quy định của pháp luật về đo lường.

- Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đối với các phương tiện đo tối thiểu đạt mức quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT

- Chấp nhận những chỉ tiêu thông số kỹ thuật quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các quy định trong Quy chuẩn này.

- Phương tiện đo không thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Như vậy, phương tiện đo trong quan trắc khí tượng được sử dụng có thể không thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn. Tuy nhiên những phương tiện này phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phương tiện đo trong quan trắc khí tượng có bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn? Trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào?

Phương tiện đo trong quan trắc khí tượng có bắt buộc phải kiểm định, hiệu chuẩn? Trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được quy định như thế nào?

Căn cứ điểm 3.2 khoản 3 Phần 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng có quy định về trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng bề mặt được thực hiện như sau:

Đối với trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

- Theo dõi tình hình thời tiết liên tục 24/24 giờ;

- Trước giờ tròn 60 phút đến 15 phút:

+ Làm công tác chuẩn bị (kiểm tra về tình trạng công trình, các phương tiện, thiết bị đo, nguồn điện, các trang thiết bị phụ trợ, sổ ghi, giản đồ, nhận định một số yếu tố như trạng thái mặt đất, tầm nhìn ngang, hiện tượng khí tượng, mây, gió ...);

+ Quan trắc bốc hơi từ bề mặt nước (nếu có).

- Trước giờ tròn 15 phút đến 11 phút: quan trắc nhiệt độ các lớp đất sâu, tuyết (nếu có);

- Trước giờ tròn 10 phút đến giờ tròn:

+ Quan trắc trạng thái mặt đất, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ các lớp đất sâu;

+ Quan trắc mây;

+ Quan trắc nhiệt kế (khô, ướt, tối cao, tối thấp), bốc hơi (từ bề mặt ẩm);

+ Quan trắc nhiệt ký, ẩm ký: đánh mốc giờ, đọc giá trị;

+ Đổi thùng đo mưa (đánh mốc vũ lượng ký nếu có tại vườn quan trắc);

+ Quan trắc tầm nhìn ngang, hiện tượng thời tiết;

+ Quan trắc gió.

- Đúng giờ tròn: quan trắc áp suất không khí; đánh mốc áp ký;

- Sau giờ tròn đến 5 phút: xác định đặc điểm, giá trị của biến thiên khí áp trên giản đồ (nếu có); đánh mốc vũ ký; đo lượng mưa từ thùng vũ kế (nếu có); tính toán số liệu, thảo mã điện và truyền phát số liệu;

- Không quá 20 phút sau kỳ quan trắc 7 giờ: thay giản đồ các phương tiện đo tự ghi gồm nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, lượng mưa;

- Sau đánh mốc 8 giờ kiểm tra số liệu quan trắc, quy toán các loại giản đồ, nhập số liệu vào phần mềm;

- Trạm thực hiện quan trắc yếu tố bốc hơi, trạng thái mặt đất 2 lần/ngày tại 7 giờ, 19 giờ; nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ các lớp đất sâu quan trắc 4 lần/ngày tại 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ.

Đối với trạm chuyên dùng, công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

- Đối với trạm chuyên dùng thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 13 chương II Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

- Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn thực hiện theo khoản 1 Điều 4 mục 1 chương II Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn.

Đối với trạm đo tự động: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục K ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng

Quy trình quan trắc khí tượng trên cao được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Phần 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng có quy định về trình tự thực hiện đối với quan trắc khí tượng trên cao được thực hiện như sau:

- Đối với quan trắc thám không vô tuyến:

- Đối với quan gió trên cao bằng kinh vĩ quang học

+ Trước giờ thả bóng 30 phút: đặt máy kinh vĩ, chuẩn bị đồng hồ báo phút, sổ sách và bút chì để ghi số liệu.

+ Trước giờ thả 15 phút đến 10 phút: quan trắc các yếu tố khí tượng mặt đất (áp suất khí quyển, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mây, hiện tượng khí tượng) áp dụng các phụ lục A, B, D, I, J Thông tư này; cân bóng chính xác đến 01 g, tính hệ số hiệu chỉnh, xác định tốc độ lên thẳng của bóng; ghi các giá trị tương ứng vào sổ; bơm bóng để có tốc độ lên thẳng tiêu chuẩn hoặc không tiêu chuẩn.

+ Trước giờ thả 05 phút: quan trắc các yếu tố khí tượng (gió, mây, hiện tượng khí tượng); ghi các giá trị tương ứng vào sổ.

+ Tại khoảnh khắc thả bóng: ghi giờ thả bóng bao gồm giờ mặt trời trung bình địa phương và giờ Việt Nam.

+ Quan trắc lấy số liệu: ghi kết quả quan trắc vào sổ.

+ Kết thúc quan trắc: việc kết thúc quan trắc phụ thuộc điều kiện thời tiết và khả năng theo dõi của quan trắc viên.

- Quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến: Áp dụng điểm 5.1.1.1 khoản 5.1.1; khoản 5.1.2; khoản 5.1.3; 5.1.4; 5.1.5 mục 5 phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng, riêng độ cao quan trắc tối thiểu đối với quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến phải đạt 12.000 m.

QCVN 46:2022/BTNMT về Quan trắc khí tượng có hiệu lực ngày 28/04/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,779 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào