Phấn đấu đến năm 2025 trong khu vực kinh tế tư nhân có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp? Những nhiệm vụ nào được đề ra để thực hiện?
- Mục tiêu cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân là gì?
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chương trình để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân là gì?
- Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chương trình để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân như thế nào?
Ngày 31/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 năm 2023 nêu rõ Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân là gì?
Theo đó, Mục 1 Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ chương trình đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu hướng đến đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP.
- Năng suất lao động tăng khoảng 5%/năm; hàng năm, khoảng 35 - 40% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Phấn đấu đến năm 2025 trong khu vực kinh tế tư nhân có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp? Những nhiệm vụ nào được đề ra để thực hiện? (Hình từ internet)
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chương trình để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân là gì?
Chương trình đã cụ thể hóa những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành các nhiệm vụ cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế, đáp ứng được tính thực tế, hiệu quả cao nhất.
Cụ thể là 5 nhiệm vụ chính là:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.
-Tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng.
- Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của kinh tế tư nhân.
- Tiếp tục tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất.
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.
Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chương trình để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân như thế nào?
Tại Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các công việc sau đây:
- Để triển khai các nhiệm vụ trên, nổi bật nhất là việc Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khung pháp luật đối với hộ kinh doanh nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động và cơ chế, chính sách thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ quý II năm 2024.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất lĩnh vực nông nghiệp; phát triển các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Đồng thời, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết với chi phí hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, tăng cường liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế.
- Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ để hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.