Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin? Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là gì?

Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin? Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là gì?

Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin? Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là gì?

"Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin" "Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin" như sau:

Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin như sau:

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.

Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.

Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn nó phải được thực hiện trên thực tế.

Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xoá bỏ tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết

Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.

Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn - cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. V.I.Lênin đặc biệt chú trọng quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức, các dân tộc phụ thuộc.

Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc lập. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hoặc kích động đòi ly khai dân tộc.

Ba là. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.

Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là:

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.

*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin? Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là gì?

Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin? Nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin là gì? (Hình từ Internet)

Mô tả vắn tắt nội dung học phần môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học thế nào?

Căn cứ theo Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT mô tả vắn tắt nội dung học phần như sau:

Gồm 13 chương bao gồm những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin có được miễn học phí không?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
...

Như vậy, sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
194 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào