Nội dung án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung ra sao? Nhận định của Toà án thế nào?
Tổng quan về án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung?
Căn cứ tại Quyết định 364/QĐ-CA năm 2023 công bố án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung, nội dung khái quát như sau:
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 40/2021/DS-GĐT ngày 23/6/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự "Tranh chấp chia tài sản chung” giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Đ với bị đơn là anh Phạm Ngọc H; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 06 người.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 2, 3 và 4 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Trong vụ án chia tài sản chung là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, một bên là người cao tuổi đã tạo lập, quản lý và sử dụng nhà đất ổn định, lâu dài, có nguyện vọng nhận nhà đất và thanh toán giá trị phần tài sản của người còn lại cho người đó. Nhà đất không thể chia được bằng hiện vật.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải quyết định giao nhà đất cho người cao tuổi và người cao tuổi phải thanh toán giá trị phần tài sản của người còn lại cho người đó.
Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:
Điều 209 và Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015.
Từ khoá của án lệ:
“Người cao tuổi”; “Chia tài sản chung”; “Thanh toán giá trị”.
Nội dung án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung ra sao? Nhận định của Toà án? (Hình từ Internet)
Nội dung án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung ra sao?
Nội dung Án lệ số 67/2023/AL được công bố theo Quyết định 364/QĐ-CA năm 2023, cụ thể như sau:
- Ngày 12/3/2012, tại Văn phòng công chứng M, cụ T và cụ Đ lập di chúc chung có nội dung cho cháu trai là anh Phạm Ngọc H (là cháu nội của hai cụ) có toàn quyền sử dụng, sang tên khối tài sản nhà đất nêu trên của hai cụ. Sau khi cụ T chết, ngày 26/10/2019, tại Văn phòng công chứng Q, cụ Đ và anh H lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có nội dung anh H được hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của cụ T để lại; cụ Đ và anh H là đồng sở hữu, sử dụng diện tích nhà đất này và được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích 84m2, trong đó có 62,7m2 sử dụng riêng (đo thực tế là 66,6m2) và 21,3m2 ngõ đi chung (đo thực tế là 22,2m2), thửa số 57-2, tờ bản đồ số 33 mang tên cụ Đ, anh H.
- Theo Biên bản xem xét và thẩm định tại chỗ ngày 14/5/2020, thửa đất số 57-2 phần diện tích đất sử dụng riêng có kích thước chiều rộng phía giáp ngõ đi chung là 3,56m; chiều rộng phía sau là 3,67m; trên đất có ngôi nhà 2,5 tầng và nhà cấp 4. Theo Văn bản số 1101/UBND-TTPTQĐ ngày 03/6/2020, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì xác định, thửa số 57-2 bị thu hồi diện tích là 11,2m2, diện tích sử dụng còn lại là 55,0m2.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, cụ Đ và anh H đều có nguyện vọng được nhận nhà đất và thanh toán giá trị cho nhau. Tuy nhiên, diện tích nhà đất có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Đ, cụ T tạo lập và hai cụ sinh sống trên đất từ năm 1980; sau khi cụ T chết, cụ Đ vẫn quản lý, sử dụng, thờ cúng cụ T; năm 2016, anh H mới chuyển đến sinh sống cùng cụ Đ và không tạo lập được tài sản nào trên đất.
Cụ Đ cho rằng, thực tế cụ và anh H không thể tiếp tục sống chung nhà nên có nguyện vọng được nhận nhà và thanh toán tiền cho anh H; các con của cụ Đ, cụ T là bà Phạm Thị Lan A, bà Phạm Thị Hải Y, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị T2 đề nghị giao nhà đất cho cụ Đ để cụ có chỗ ở, có nơi thờ cúng cụ T cho đến khi cụ qua đời. Xét thấy cụ Đ đã cao tuổi, sức yếu, có hạn chế trong việc thay đổi, tạo lập chỗ ở khác nên việc giao nhà đất cho cụ Đ sở hữu, sử dụng và cụ Đ thanh toán cho anh H số tiền 1.390.198.415 đồng như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp với nguồn gốc và quá trình hình thành khối tài sản chung. Anh Phạm Ngọc H được hưởng giá trị 1/2 tài sản chung nói trên đủ để tạo lập chỗ ở mới.
Nhận định của Tòa án về án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung ra sao?
Theo Quyết định 364/QĐ-CA năm 2023, nhận định của Tòa án về án lệ số 67/2023/AL về người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung như sau:
- Nhà đất thửa số 57-2, tờ bản đồ số 33, tại tổ 1, khu xóm B, thị trấn V, huyện X, thành phố Hà Nội có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Phạm Ngọc T, cụ Nguyễn Thị Đ, được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2005 diện tích 62,68m2 sử dụng riêng và 21,3m2 sử dụng chung mang tên cụ T, cụ Đ.
- Ngày 12/3/2012, tại Văn phòng công chứng M, cụ T và cụ Đ lập di chúc chung có nội dung cho cháu trai là anh Phạm Ngọc H (là cháu nội của hai cụ) có toàn quyền sử dụng, sang tên khối tài sản nhà đất nêu trên của hai cụ.
Sau khi cụ T chết, ngày 26/10/2019, tại Văn phòng công chứng Q, cụ Đ và anh H lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có nội dung anh H được hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của cụ T để lại; cụ Đ và anh H là đồng sở hữu, sử dụng diện tích nhà đất này và được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích 84m2, trong đó có 62,7m2 sử dụng riêng (đo thực tế là 66,6m2) và 21,3m2 ngõ đi chung (đo thực tế là 22,2m2), thửa số 57-2, tờ bản đồ số 33 mang tên cụ Đ, anh H.
- Theo Biên bản xem xét và thẩm định tại chỗ ngày 14/5/2020, thửa đất số 57-2 phần diện tích đất sử dụng riêng có kích thước chiều rộng phía giáp ngõ đi chung là 3,56m; chiều rộng phía sau là 3,67m; trên đất có ngôi nhà 2,5 tầng và nhà cấp 4. Theo Văn bản số 1101/UBND-TTPTQĐ ngày 03/6/2020, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì xác định, thửa số 57-2 bị thu hồi diện tích là 11,2m2, diện tích sử dụng còn lại là 55,0m2.
- Trong quá trình giải quyết vụ án, cụ Đ và anh H đều có nguyện vọng được nhận nhà đất và thanh toán giá trị cho nhau. Tuy nhiên, diện tích nhà đất có nguồn gốc là của vợ chồng cụ Đ, cụ T tạo lập và hai cụ sinh sống trên đất từ năm 1980; sau khi cụ T chết, cụ Đ vẫn quản lý, sử dụng, thờ cúng cụ T; năm 2016, anh H mới chuyển đến sinh sống cùng cụ Đ và không tạo lập được tài sản nào trên đất.
Cụ Đ cho rằng, thực tế cụ và anh H không thể tiếp tục sống chung nhà nên có nguyện vọng được nhận nhà và thanh toán tiền cho anh H; các con của cụ Đ, cụ T là bà Phạm Thị Lan A, bà Phạm Thị Hải Y, bà Phạm Thị T1, bà Phạm Thị T2 đề nghị giao nhà đất cho cụ Đ để cụ có chỗ ở, có nơi thờ cúng cụ T cho đến khi cụ qua đời. Xét thấy cụ Đ đã cao tuổi, sức yếu, có hạn chế trong việc thay đổi, tạo lập chỗ ở khác nên việc giao nhà đất cho cụ Đ sở hữu, sử dụng và cụ Đ thanh toán cho anh H số tiền 1.390.198.415 đồng như quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp với nguồn gốc và quá trình hình thành khối tài sản chung. Anh Phạm Ngọc H được hưởng giá trị 1/2 tài sản chung nói trên đủ để tạo lập chỗ ở mới.
- Như vậy, có căn cứ chấp nhận một phần kháng nghị theo hướng sửa Bản án dân sự phúc thẩm số 438/2020/DS-PT ngày 24/11/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.