Người làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 được hưởng chế độ như thế nào?
Người làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 được hưởng chế độ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 như sau:
(1) Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:
- Được trợ cấp ngày công lao động từng ngành nghề theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp ngày công thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, đối với lao động có liên quan trực tiếp đến chất phóng xạ, tác nhân sinh học, hóa chất độc hại mức trợ cấp thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi; làm nhiệm vụ trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì được bồi dưỡng tại chỗ theo quy định của pháp luật;
- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
- Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng. |
(2) Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
(3) Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, dự bị động viên được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Người làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 được hưởng chế độ như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 như sau:
(1) Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định 30/2017/NĐ-CP.
(2) Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
- Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP;
- Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
(3) Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai 2013 và quy định tại các Điều 14, 15 Nghị định 30/2017/NĐ-CP.
Trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 gồm các nhóm nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 30/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bão số 3 gồm các nhóm sau:
- Trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gồm các nhóm sau:
+ Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường không;
+ Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường biển, đường thủy nội địa;
+ Trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;
+ Trang thiết bị chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
+ Trang thiết bị cứu sập đổ công trình;
+ Trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học hạt nhân;
+ Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt;
+ Trang thiết bị thông tin tìm kiếm cứu nạn;
+ Thiết bị y tế tìm kiếm cứu nạn;
+ Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
- Hàng năm, định kỳ, các bộ, ngành, địa phương căn cứ Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quyết định điều chỉnh số lượng chủng loại trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho phù hợp với thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.