Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm nào?
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm nào?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)
Căn cứ tại Mục 4 Phần 3 Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 như sau:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
...
- Tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thủ đô một cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả; trong đó chú trọng phân bổ, ưu tiên hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là dưới hình thức đối tác công tư (PPP), gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Thủ đô. Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
...
Theo đó, Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027.
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội và các địa phương trong Vùng Thủ đô phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm nào? (Hình từ Internet)
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua những tỉnh, thành phố nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 56/2022/QH15 về mục tiêu Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội như sau:
Mục tiêu:
Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
Đầu tư khoảng 112,8 km, chia thành 07 dự án thành phần; quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
...
Theo đó, Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô 112,8 km đi qua địa bàn 03 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh).
Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô ra sao?
Theo điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 56/2022/QH15, sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô như sau:
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng (tám mươi lăm nghìn, tám trăm mười ba tỷ đồng), trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 41.860 tỷ đồng (bốn mươi mốt nghìn, tám trăm sáu mươi tỷ đồng), bao gồm:
+ Nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 19.383 tỷ đồng (mười chín nghìn, ba trăm tám mươi ba tỷ đồng);
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 22.477 tỷ đồng (hai mươi hai nghìn, bốn trăm bảy mươi bảy tỷ đồng), trong đó: thành phố Hà Nội là 19.477 tỷ đồng (mười chín nghìn, bốn trăm bảy mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Hưng Yên là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng) và tỉnh Bắc Ninh là 2.000 tỷ đồng (hai nghìn tỷ đồng);
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.506 tỷ đồng (mười bốn nghìn, năm trăm linh sáu tỷ đồng), bao gồm:
+ Nguồn vốn ngân sách trung ương là 8.790 tỷ đồng (tám nghìn, bảy trăm chín mươi tỷ đồng);
+ Nguồn vốn ngân sách địa phương là 5.716 tỷ đồng (năm nghìn, bảy trăm mười sáu tỷ đồng), trong đó: thành phố Hà Nội là 4.047 tỷ đồng (bốn nghìn, không trăm bốn mươi bảy tỷ đồng); tỉnh Hưng Yên là 505 tỷ đồng (năm trăm linh năm tỷ đồng) và tỉnh Bắc Ninh là 1.164 tỷ đồng (một nghìn, một trăm sáu mươi bốn tỷ đồng);
- Vốn do nhà đầu tư thu xếp là 29.447 tỷ đồng (hai mươi chín nghìn, bốn trăm bốn mươi bảy tỷ đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.