Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm mới nhất? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Đã có Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm đúng không?
Ngày 01/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, áp dụng đối với:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô,
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
- Bên mua bảo hiểm , được người được bảo hiểm, người thụ hưởng
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài ra, Nghị định 46/2023/NĐ-CP sẽ thay thế những văn bản sau:
Nghị định 46/2023/NĐ-CP thay thế các văn bản sau:
- Nghị định 73/2016/NĐ-CP, trừ các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67. Các Điều 10, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027;
- Chương III Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
- Điều 1 Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi phạm vi và đối tượng áp dụng của Nghị định 73/2016/NĐ-CP, Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm mới nhất? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Quy định chi tiết về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
(1) Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe: tối thiểu 750 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: tối thiểu 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: tối thiểu 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
(2) Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, và bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam
(3) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng
(4) Doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày 01/7/2023 có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định nêu trên thì trước ngày 01/01/2028 phải hoàn thành bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả bao nhiêu khi doanh nghiệp bảo hiểm không thể chi trả?
Một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP đó là hạn mức chi trả cho người được bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản, không thể thanh toán. Cụ thể tại khoản 1 Điều 95 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chỉ trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng Việt Nam/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:
+ Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chỉ trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
+ Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bổ doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản,
+ Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
+ Trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ theo quy định trên được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu từ ngày 01/07/2023 trừ các quy định sau có hiệu lực từ ngày 01/01/2023:
- Điều 33, Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.