Ngày Quốc tế phòng chống lạm dụng ma túy 2024 là ngày bao nhiêu? NLĐ có bị sa thải khi sử dụng ma túy tại nơi làm việc không?
Ngày Quốc tế phòng chống lạm dụng ma túy 2024 là ngày bao nhiêu?
Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 26/6 hàng năm là “Ngày quốc tế phòng chống lạm dụng ma túy” nhằm kêu gọi các quốc gia trên thế giới có những biện pháp tăng cường các hoạt động phòng, chống bài trừ tệ nạn buôn bán và sử dụng ma túy.
Tại Việt Nam, năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 93/2001/QĐ-TTg về "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" và "Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý", theo đó sẽ lấy tháng 6 hàng năm là “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và ngày 26/6 là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”.
Vậy, Ngày Quốc tế phòng chống lạm dụng ma túy 2024 là ngày 26/6/2024, rơi vào ngày Thứ tư trong tuần. Cùng thời gian diến ra Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý ở Việt Nam.
Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" và "Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý" hàng năm Bộ Công an - Cơ quan Thường trực phòng, chống ma tuý của ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các thành viên của ủy ban Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan, ủy nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý trong toàn quốc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma tuý; động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma tuý.
Lưu ý: nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Ngày Quốc tế phòng chống lạm dụng ma túy 2024 là ngày bao nhiêu? NLĐ có bị sa thải khi sử dụng ma túy tại nơi làm việc không? (Hình từ Internet)
Người lao động có bị sa thải khi sử dụng ma túy tại nơi làm việc không?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, khi người lao động có hành vi sử dụng ma túy tại nơi làm việc thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
04 mục tiêu cụ thể của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục I Quyết định 140/QĐ-TTg 2024, quy định 4 mục tiêu cụ thể của chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 như sau:
(1) Kiềm chế tỷ lệ gia tăng; tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước. Bảo đảm quản lý chặt chẽ số thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy theo quy định.
Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.
(2) Hằng năm, làm giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.
(3) Hằng năm, tổ chức Đoàn các cấp phát động phong trào thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy.
Các tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy; trong đó mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ để cảm hóa được ít nhất 01 thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy hoặc thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định.
(4) Hằng năm, ít nhất 70% cơ sở giáo dục bậc trung học cơ sở trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.
Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.