Năm 2024 sẽ thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội?
Sẽ thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân?
Ngày 05/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2024.
Cụ thể theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 quy định nhiệm vụ cụ thể giao cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 03 năm 2024 và thời gian sắp tới.
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 quy định nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương như sau:
a) Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; điều hành hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; rà soát các điều kiện cho vay, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn; cơ cấu lại các khoản vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
b) Tăng cường khả năng tiếp cận và thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; nghiên cứu, chỉ đạo nâng quy mô cho vay của gói tín dụng 15 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
.....
Theo đó, tháng 03 năm 2024 và thời gian sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sẽ tăng cường khả năng tiếp cận và thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Năm 2024 sẽ thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 như thế nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 quy định nhiệm vụ cụ thể giao cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 03 năm 2024 và thời gian sắp tới.
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NĐ-CP 2024 quy định nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương như sau:
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; điều hành hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; rà soát các điều kiện cho vay, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn; cơ cấu lại các khoản vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
- Tăng cường khả năng tiếp cận và thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; nghiên cứu, chỉ đạo nâng quy mô cho vay của gói tín dụng 15 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
- Tích cực triển khai, theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan có liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024, sớm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách rà soát tăng cường (Danh sách Xám) trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia.
- Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Khẩn trương hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc đối với 03 ngân hàng mua bắt buộc, trình Chính phủ trong tháng 3 năm 2024; khẩn trương xây dựng phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Đối tượng được vay tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội gồm có những ai?
Tại khoản 2 Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 đối tượng được vay tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội gồm có:
- Đối tượng là cá nhân:
+ Đối với trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở xã hội tại khu công nghiệp (nhà ở công nhân) thì đối tượng được vay gồm:
++ Người có công với cách mạng theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng;
++ Những người có thu nhập thấp, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị;
++ Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
++ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân;
++ Cán bộ, công chức, viên chức;
++ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2023.
++ Cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc diện bị giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
+ Đối với trường hợp mua nhà ở thuộc các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư sẽ được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
- Đối tượng là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định về nhà ở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.