Một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện như thế nào?

Một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn là gì? Câu hỏi của chị Hương (Huế).

Xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp như thế nào để phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và vùng, miền, địa phương?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, mô hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực, ngành hàng và vùng, miền, địa phương được xây dựng như sau:

- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tối thiểu 05 mô hình hợp tác xã nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả, phù hợp với vùng, miền, địa phương.

Ưu tiên hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, hoạt động hiệu quả, gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực, liên kết với doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về sản lượng, chất lượng, phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh và quản lý hợp tác xã, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm minh bạch thông tin và an toàn thực phẩm; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất, phân loại, sơ chế và tổ chức cung cấp dịch vụ logistics của hợp tác xã nông nghiệp.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ khuyến nông, chuyên gia các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo tham gia tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

Một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)

Rà soát, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, nhiệm vụ, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác xã nông nghiệp như sau:

- Về chính sách đất đai:

+ Triển khai có hiệu quả chính sách ưu đãi về đất đai đối với hợp tác xã nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã nông nghiệp thuê đất ổn định, lâu dài, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp tập trung, tích tụ đất đai; hình thành vùng nguyên liệu tập trung, quy mô đủ lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng (kho tàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm…) gắn với điều kiện thực tiễn và phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, phí, lệ phí để hợp tác xã nông nghiệp và thành viên hợp tác xã nông nghiệp biết và tiếp cận được chính sách ưu đãi hiện hành.

- Chính sách tín dụng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận tín dụng; tăng cường tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp vay vốn; có cơ chế ưu tiên tiếp cận vốn đối với hợp tác xã nông nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực vùng, miền, địa phương.

+ Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nội bộ hợp tác xã nông nghiệp; báo cáo cấp có thẩm quyền giải pháp quản lý, hướng dẫn hợp tác xã nông nghiệp thực hiện; bảo đảm theo đúng bản chất, nguyên tắc hợp tác xã và các quy định của pháp luật.

- Chính sách khoa học, công nghệ:

+ Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững; ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất an toàn thực phẩm; phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, giảm phát thải khí nhà kính, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Khuyến khích, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia phát triển vùng nguyên liệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị nông sản; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi gắn với phát triển vùng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Tạo điều kiện cho hợp tác xã nông nghiệp tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển sơ chế, chế biến quy mô nhỏ và vừa.

- Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp:

+ Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp.

+ Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp theo quy hoạch, trong đó nghiên cứu bố trí phù hợp các cơ sở tập kết nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản và phụ phẩm nông nghiệp cho các hợp tác xã nông nghiệp.

Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng như thế nào để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp?

Căn cứ theo quy định tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp được thực hiện như sau:

- Lồng ghép nội dung hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình; bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

- Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu, chỉ số, hình thức đánh giá, xếp hạng “môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp”; thực hiện đánh giá và công bố kết quả.

- Quan tâm, hỗ trợ xây dựng và phát triển các loại hình hợp tác khác trong lĩnh vực nông nghiệp như: câu lạc bộ của người sản xuất, hội quán, tổ hợp tác, nhóm, đội cùng sở thích. Tạo điều kiện để người nông dân tìm hiểu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, xây dựng lòng tin trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,104 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào