Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu?

Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu?

Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu?

Hợp đồng góp vốn đầu tư là một dạng hợp đồng dân sự, được thiết lập giữa các cá nhân hoặc tổ chức với mục đích cùng nhau hợp tác và đầu tư vào một dự án cụ thể.

Thông qua hợp đồng này, các bên thỏa thuận việc góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, tài sản, hoặc các quyền tài sản khác, với mục tiêu chung là triển khai các hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận.

Bên cạnh đó, hợp đồng còn quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của từng bên tham gia, từ việc góp vốn, quản lý dự án, cho đến phương thức và tỷ lệ phân chia lợi nhuận khi dự án đạt được hiệu quả. Đồng thời, hợp đồng cũng có thể bao gồm các điều khoản về việc xử lý rủi ro hoặc thua lỗ trong trường hợp dự án không mang lại kết quả như mong đợi.

Để lập hợp đồng góp vốn đầu tư, các cá nhân và tổ chức có thể tham khảo Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 dưới đây:

(1) Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa cá nhân với cá nhân.

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa cá nhân với cá nhân

>> Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa cá nhân với cá nhân (Mẫu số 1): Tải về

>> Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa cá nhân với cá nhân (Mẫu số 2): Tải về

(2) Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa tổ chức với cá nhân.

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa tổ chức với cá nhân

>> Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 giữa tổ chức với cá nhân: Tải về

Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu?

Mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 như thế nào? Tải về mẫu Hợp đồng góp vốn đầu tư 2024 ở đâu? (Hình ảnh Internet)

Quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh như sau:

- Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

+ Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

+ Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

+ Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

+ Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

+ Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

+ Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Ngành nghề nào bị cấm góp vốn đầu tư kinh doanh?

Căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Như vậy, hiện nay có 08 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm:

(1) Kinh doanh các chất ma túy;

(2) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

(3) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp;

(4) Kinh doanh mại dâm;

(5) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

(6) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

(7) Kinh doanh pháo nổ;

(8) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào