Mẫu danh sách CC, VC, NLĐ đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên năm 2022? Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên?
Mẫu danh sách CC, VC, NLĐ khi đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên?
Căn cứ Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 quy định mẫu danh sách công chức, viên chức, người lao động khi đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên theo mẫu số 02 như sau:
Tải mẫu danh sách công chức, viên chức, người lao động khi đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên: Tại đây.
Mẫu danh sách công chức, viên chức, người lao động khi đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên? Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên? (hình từ internet)
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho CC, VC, NLĐ?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 quy định thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho công chức, viên chức, người lao động như sau:
Thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.
Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên cho CC, VC, NLĐ Bộ Tư pháp năm 2022?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 quy định điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
"Điều 4. Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên, thời gian được tính hoặc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên, thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên, việc tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động)."
Theo đó, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
- Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
+ Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
- Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
+ Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
+ Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
+ Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
+ Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).
+ Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
+ Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
+ Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
Trên đây là mẫu danh sách CC, VC, NLĐ đề nghị Bộ Tư Pháp nâng bậc lương thường xuyên và điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên năm 2022 mà bạn đọc có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.