Mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 dùng để làm gì? Tải về mẫu 08/CK-TNCN mới nhất 2024 ở đâu?
Mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 dùng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác như sau:
- Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
- Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Theo đó, các cá nhân thuộc đối tượng trên thực hiện làm cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tải về mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 TẠI ĐÂY
Mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 dùng để làm gì? Tải về mẫu 08/CK-TNCN mới nhất 2024 ở đâu? (Hình từ internet)
Cách ghi mẫu 08 cam kết thuế TNCN mới nhất 2024?
Có thể tham khảo cách ghi mẫu 08 cam kết thuế TNCN theo Mẫu 08/CK-TNCN dưới đây:
(1) Kính gửi: Điền tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập, không phải ghi tên cơ quan thuế (ví dụ như công ty, doanh nghiệp,…).
(2) Điền đầy đủ họ và tên của mình.
(3) Điền mã số thuế
(4) Điền nơi địa chỉ cư trú (thường trú, tạm trú).
(5) Điền ước tính tổng thu nhập của mình trong năm dương lịch chưa đến mức phải nộp thuế (ghi cả phần số và phần chữ).
Cá nhân có thể đối chiếu bảng dưới đây để biết thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
(6) Đề nghị: Điền tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Lưu ý: Phần khai mã số thuế: Cá nhân được cấp MST 10 số thì ghi đủ 10 số, bỏ trống 3 ô còn lại.
- Phần dấu *: Số tiền khai tại mục này được xác định bằng mức giảm trừ gia cảnh được tính trong năm:
Lương bao nhiêu nộp thuế TNCN?
Căn cứ tại các khoản thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
…
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng.
Thu nhập trên là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:
- Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
- Thu nhập được miễn thuế thu nhập.
- Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
Ví dụ, mức lương phải nộp thuế TNCN theo số người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền công tiền lương:
Số người phụ thuộc | Mức lương đóng thuế TNCN |
0 | >= 11 triệu đồng/tháng |
1 | >=15,4 triệu đồng/tháng |
2 | >=19,8 triệu đồng/tháng |
3 | >=24,2 triệu đồng/ tháng |
... | ... |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.