Lý do chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng thành 2 đợt từ tháng 4/2023 tại Hà Nội là gì?
TP. Hà Nội: lý do chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thành 2 đợt từ tháng 4/2023?
Ngày 31/3/2023, theo thông tin từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội cho biết, với tinh thần nâng cao chất lượng phục vụ và cũng nhằm để công tác chi trả lương hưu, trợ cấp kịp thời đầy đủ, an toàn và đúng quy định, từ tháng 4/2023, BHXH Thành phố Hà Nội triển khai lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thành 2 đợt:
- Đợt 01: chi trả vào ngày 28 hàng tháng.
- Đợt 02: từ ngày 28 đến hết giờ hành chính ngày làm việc cuối cùng của tháng đối với các trường hợp có quyết định hưởng mới, tiếp nhận từ tỉnh khác hoặc từ các ngành công an, quân đội chuyển đến.
Lý do của việc làm này, là nhằm giúp người mới nhận quyết định, được hưởng ngay chế độ trong tháng đó mà không phải đợi tới tháng sau. Bên cạnh đó, việc chi trả thành 02 đợt cũng giúp BHXH phối hợp với Bưu điện thành phố có thời gian rà soát, xác minh thông tin người hưởng, kịp thời báo giảm các trường hợp người hưởng đã chết nhằm tránh việc chi trả rồi lại phải thực hiện việc thu hồi.
Như vậy, Bảo hiểm Xã hội các quận, huyện cần phối hợp với cơ quan Bưu điện thực hiện quyết toán đầy đủ số đã chi trả, số chậm lĩnh chưa nhận để cập nhật dữ liệu vào danh sách chi trả tháng sau.
TP. Hà Nội: chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng thành 2 đợt từ tháng 4/2023 (Hình internet)
Mức hưởng lương hưu hàng tháng với người lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2023 là bao nhiêu?
Tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về mức lương hưu hàng tháng của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc năm 2023 tính theo công thức dưới đây:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
- Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì mức lương hưu là bao nhiêu?
- Mức lương hưu hàng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Theo đó, người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì mức hưởng lương hưu vẫn sẽ được tính như người lao động nghỉ hưu đúng tuổi nhưng đối với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì sẽ giảm đi 2% mức hưởng.
Như vậy, để quá trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH được thuận lợi, Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội yêu cầu BHXH các quận, huyện phối hợp với Bưu điện thông báo kế hoạch chi trả đến người hưởng. Bên cạnh đó, yêu cầu Bưu điện tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đến nhận.
Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội cũng khuyến nghị, người nhận lương hưu, trợ cấp hàng tháng nên nhận qua tài khoản cá nhân để được hưởng nhanh chóng, tiện lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.