Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2023? Nghị định nào hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2023?
Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất 2023 là luật nào?
Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất là Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật này được sửa đổi bởi các văn bản sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lựu từ 01/01/2023. Trong đó, quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2022. Và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2024.
- Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019;
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.
Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2023? Nghị định nào hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2023? (Hình từ IIneternet)
Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất là văn bản nào?
Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử
Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành
Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
Xem thêm: Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ
Một số điểm mới nổi bật của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 là gì?
(1) Bổ sung nội dung về tác giả, đồng tác giả
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã bổ sung Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo đó, quy định mới đã bổ sung nội dung về tác giả, đồng tác giả như sau:
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.
- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.
- Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.
(2) Sửa đổi quy định về quyền nhân thân của tác giả
Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì cụ thể, quyền nhân thân của tác giả bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc;
Không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
(3) Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) đã bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả.
Trong đó nổi bật là trường hợp cho phép sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại; cho phép Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;...
(4) Thay đổi quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì quy định mới đã bổ sung thời gian hoàn thành, thêm thông tin về cấp lại, cấp đổi, quy định tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.