Lịch xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023? Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm những gì?
Lịch xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 như thế nào?
Căn cứ tại Công văn 18/HĐGSNN năm 2023 tại đây quy định lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 như sau:
Như vậy, thời gian xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.
Trong đó, ngày 30-6 là hạn cuối cùng ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 tại hội đồng giáo sư cơ sở và là hạn cuối cùng gửi bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh lên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Xem toàn bộ lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023: Tại đây.
Lịch xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023? Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư như sau:
- Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.
- Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên:
+ Có đủ thời gian làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư; khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư.
+ Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.
+ Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 năm cuối.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên.
- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư và khoản 8 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư.
Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 9 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm có:
- Bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg).
- Bản sao Quyết định công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh phó giáo sư đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Bản sao bằng tiến sĩ đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ minh chứng sử dụng thành thạo ngoại ngữ của ứng viên theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg.
- Bản sao quyết định hoặc hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên thỉnh giảng.
- Bản nhận xét của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học về kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học đối với giảng viên (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg).
- Bản sao các quyết định giao nhiệm vụ hướng dẫn tiến sĩ, thạc sĩ.
- Bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ của người học mà ứng viên được giao hướng dẫn.
- Bản sao quyết định hoặc hợp đồng giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Biên bản nghiệm thu hoặc quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Bản sao (chụp) bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giải thưởng quốc gia, quốc tế và các tài liệu minh chứng kèm theo.
- Bản sao công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
- Bản Báo cáo khoa học tổng quan (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg).
- Bản chụp bài báo khoa học đã công bố, sách phục vụ đào tạo đã được thẩm định và nghiệm thu theo quy định.
- Giấy xác nhận mục đích sử dụng sách, giấy xác nhận tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo hoặc chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.
- Các bản sao văn bằng, chứng chỉ, quyết định, công hàm hoặc hợp đồng phải được chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.