Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như thế nào? Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất gồm những công việc gì?

Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như thế nào? Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất bao gồm những công việc gì? Câu hỏi của anh Hưng đến từ Ninh Thuận.

Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như thế nào?

Căn cứ tại Điều 52 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định việc lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như sau:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc, gồm:

+ Xác định những nội dung cần quan trắc giám sát, gồm: độ phì đất; mặn hóa, phèn hóa; xói mòn, rửa trôi; ô nhiễm đất; sạt lở, bồi tụ; khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa.

+ Lựa chọn các điểm lấy mẫu quan trắc.

+ Lập sơ đồ mạng lưới các điểm lấy mẫu quan trắc lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.

+ Xác định sơ bộ các tuyến quan trắc tại thực địa.

+ Xác định thời điểm quan trắc.

+ Xác định phương pháp quan trắc.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc quan trắc: trang thiết bị, máy móc; dụng cụ; vật liệu; mẫu phiếu; phương tiện; nhân lực; tài chính.

+ Xây dựng báo cáo kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc quan trắc.

- Lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất:

+ Xác định vị trí điểm lấy mẫu quan trắc ngoài thực địa. Riêng đối với mẫu quan trắc xói mòn, rửa trôi đất, lấy tại các máng hứng xói mòn cố định.

+ Lấy mẫu quan trắc; đóng gói và bảo quản mẫu (riêng đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, gói kín đưa về phòng thí nghiệm phân tích ngay; đối với xói mòn lấy 01 lần/tháng mùa mưa và 01 lần/mùa khô).

+ Viết phiếu lấy mẫu và mô tả.

+ Xây dựng báo cáo lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất.

- Thực hiện điều tra:

+ Đối với mẫu quan trắc đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa cần điều tra các thông số chỉ số khô hạn, chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa.

+ Đối với mẫu quan trắc kết von, đá ong hóa cần đo số lượng (% thể tích bề mặt lát cắt hoặc % khối lượng đất), hình dạng, kích thước hạt kết von.

+ Đối với mẫu quan trắc các sự cố trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; sự xói lở bờ của sông, suối, bờ biển và bồi tụ cửa sông, ven biển: đo đạc xác định diện tích và kích thước các khu vực sạt lở, bồi tụ.

Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như thế nào? Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất gồm những công việc gì?

Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất như thế nào? Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất gồm những công việc gì? (Hình từ Internet)

Tổng hợp số liệu quan trắc và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 53 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định việc tổng hợp số liệu quan trắc và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát như sau:

- Phân tích mẫu quan trắc:

+ Rà soát, phân loại mẫu đất đã lấy.

+ Xác định các chỉ tiêu và phương pháp phân tích theo Phụ lục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư 60/2015/TT-BTNMT.

+ Thực hiện phân tích mẫu đất.

- Tổng hợp kết quả quan trắc:

+ Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về độ phì đất.

+ Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về ô nhiễm đất (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật).

+ Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về thoái hóa đất (mặn, phèn hóa; xói mòn, khô hạn, hoang mạc hóa; kết von, đá ong hóa).

+ Hệ thống bảng, biểu, biểu đồ, số liệu quan trắc về các sự cố do thiên tai: trượt, sạt lở, sụt lún đất tại vùng đồi núi; xói lở bờ của sông, suối, bờ biển.

- So sánh với kết quả quan trắc của những lần trước (nếu có) để phân tích, đánh giá sự biến động (xu hướng biến đổi) về các chỉ tiêu: chất lượng đất (độ phì); thoái hóa đất; ô nhiễm đất; sự cố thiên tai.

- Xác định và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm cần giám sát (tăng mức độ ô nhiễm, thoái hóa hoặc nguy cơ gặp sự cố thiên tai và giảm chất lượng đất).

- Đề xuất giải pháp, biện pháp cần thực hiện tại những vùng, khu vực đất bị suy thoái.

Theo đó, để tổng hợp số liệu quan trắc và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát thì trước tiên phải phân tích mẫu quan trắc. Sau khi phân tích thì tiến hành tổng hợp kết quả quan trắc rồi so sáng với kết quả của những lần trước. Sau cùng là đề xuất giải pháp tại những vùng, khu vực đất bị suy thoái.

Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất bao gồm những công việc gì?

Căn cứ tại Điều 54 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định như sau:

Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất
1. Tập hợp các phụ lục số liệu quan trắc đính kèm báo cáo.
2. Biên soạn báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.
3. Nghiệm thu và bàn giao kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

Như vậy theo quy định trên xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất bao gồm:

- Tập hợp các phụ lục số liệu quan trắc đính kèm báo cáo.

- Biên soạn báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

- Nghiệm thu và bàn giao kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,177 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào