Lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất như thế nào? Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển sinh kế như thế nào?
Lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
1. Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án
a) Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Dự toán kinh phí thực hiện dự án xây dựng trên cơ sở các nội dung, mức chi quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 3 Điều này;
b) Đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Căn cứ nội dung, đơn giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa quy định hoặc không quy định do không thuộc danh mục thẩm định giá, cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ xây dựng dự án lập dự toán căn cứ mặt bằng giá ở địa phương tại thời điểm lập dự toán.
Theo như quy định trên thì khi lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất sẽ có 02 trường hợp là đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và dự toán đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề dịch vụ.
Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế thì căn cứ vào nội dung và mức chi theo quy định để tiến hành lập dự toán.
Còn đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề dịch vụ thì lập dự toán dựa trên nội dung, đơn giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất như thế nào? Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển sinh kế như thế nào?
Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển sinh kế như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
...
3. Phương thức hỗ trợ
a) Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quyết định hoặc ủy quyền quyết định phê duyệt dự án (đối với dự án do các Bộ, cơ quan Trung ương trực tiếp thực hiện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan theo phân cấp của địa phương quyết định phê duyệt dự án (đối với dự án của địa phương) với các nội dung: tên dự án, loại dự án, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, số hộ tham gia, các hoạt động của dự án; cơ chế quay vòng để luân chuyển trong cộng đồng (nếu có), dự toán kinh phí thực hiện dự án, nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia dự án (nếu có), dự kiến hiệu quả của dự án, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp và các nội dung cần thiết khác;
b) Việc quay vòng một phần vốn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ (dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật) để luân chuyển trên địa bàn thực hiện dự án (nếu có) phải đảm bảo phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng hộ tại địa phương, Trường hợp trong quá trình triển khai dự án phải tạm dừng, hủy bỏ hoặc triển khai không có hiệu quả do các nguyên nhân khách quan (như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) dẫn đến không có kết quả đầu ra theo kế hoạch, người có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, quyết định việc thu hẹp phạm vi hoặc tạm dừng dự án và tạm dừng quay vòng, thu hồi kinh phí theo thẩm quyền;
c) Chi xây dựng và quản lý dự án: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn theo tính chất từng dự án: Nội dung và mức hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều này;
đ) Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Chi hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả:
- Chi chế độ công tác phí cho cán bộ theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;
- Chi hỗ trợ cho cán bộ (ngoài tiền công tác phí): Tối đa 50.000 đồng/người/buổi thực địa;
g) Chi tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao:
- Chi công tác phí cho cán bộ, thuê xe, tiền ăn, tiền thuê phòng ngủ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;
- Chi thù lao cho báo cáo viên: Mức chi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
Theo đó, phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển sinh kế được thực hiện theo quy định như trên.
Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án phát triển sản xuất như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
...
4. Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án
a) Chi xây dựng và quản lý dự án: Mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án (không bao gồm các khoản tài trợ bằng hiện vật và các khoản tài trợ có địa chỉ, mục đích cụ thể hoặc các khoản tài trợ mà nhà tài trợ không đồng ý trích chi phí quản lý);
b) Nội dung và mức chi cụ thể
- Chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;
- Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ khác có nhu cầu và điều kiện để tham gia dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ;
- Chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;
- Chi các nội dung khác về quản lý dự án (nếu có) theo thực tế phát sinh.
Như vậy, nội dung và mức chi xây dựng, quản lý dự án phát triển sản xuất sẽ gồm các mức chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án; chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án; chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, và chi các nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.