Làm sao để biết mình đậu đại học năm 2022 hay không? Cách tra cứu danh sách trúng tuyển đại học năm 2022 nhanh chóng nhất?
Cách tính điểm xét tuyển đại học mới nhất năm 2022?
Công thức tính điểm xét tuyển đại học
Thông thường, đối với hầu hết các trường đại học, đối với các ngành không có môn chính hoặc không có môn nhân hệ số xét tuyển thì thường sẽ được áp dụng công thức sau:
Điểm xét tuyển đại học = điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Ngoài ra, còn một số trường đại học có quy chế xét tuyển riêng sẽ áp dụng các công thức tính điểm riêng theo quy chế của trường.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và Phụ lục I kèm theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên khu vưc như sau:
"Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
1. Ưu tiên theo khu vực (theo Phụ lục I của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
b) Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
c) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;
d) Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp."
Theo đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và Phụ lục II kèm theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về điểm ưu tiên đối tượng chính sách ưu tiên như sau:
"Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
2. Ưu tiên theo đối tượng chính sách (theo Phụ lục II của Quy chế)
a) Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng ƯT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
b) Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;
c) Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất."
Theo đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng ƯT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm.
Làm sao để biết mình đậu đại học năm 2022 hay không? Cách tra cứu danh sách trúng tuyển đại học năm 2022 nhanh chóng nhất? (Hình từ internet)
Làm sao để biết mình đậu đại học hay không năm 2022?
Sau khi biết điểm thi đại học vào ngày 24/7 vừa rồi, rất nhiều thí sinh đang thực hiện điều chỉnh nguyện vọng và đang thắc mắc rằng mình có đậu đại học hay không và sau đây là một số cách để thí sinh có thể biết mình có đậu đại học hay không như sau:
Điểm thi lớn hơn điểm chuẩn ngành mình đăng ký
Thông thường trước khi đăng ký nguyện vọng vào một ngành của một trường bất kỳ, thí sinh sẽ tham khảo điểm chuẩn của ngành đó tại trường đó vào các năm trước cũng như phổ điểm của năm 2022.
Nếu điểm thi của bạn cao hơn so với điểm chuẩn ngành bạn đăng ký tại trường đại học đó thì bạn chắc chắn sẽ đậu đại học. Trong trường hợp điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn thì bạn sẽ không đậu và ngành học đó và thí sinh cần phải tìm phương án khác.
Mức điểm chệnh lệch giữa điểm chuẩn giữa các năm thông thường sẽ dao động ở mức cao, thấp hơn 1 đến 2 điểm,… và có những năm giữ nguyên điểm chuẩn.
Có tên trong danh sách trường đại học đã đăng ký
Thông thường hiện nay, sau khi bạn được xác nhận đậu vào danh sách của một trường đại học, trường đại học đó sẽ thông báo về xác nhận trúng tuyển của bạn thông qua email hoặc có thể thông báo trực tiếp giấy báo trúng tuyển bằng giấy về trường hoặc địa chỉ nhà bạn.
Các cách tra cứu danh sách trúng tuyển đại học 2022?
Để tra cứu danh sách trúng tuyển đại học năm 2022 bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Tra cứu thông tin trên hệ thống http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tra trên trang chủ của trường Đại học mình nộp hồ sơ.
- Tra cứu trên các trang tin tức tuyển sinh, các trang báo điện tử.
Như vậy, trên đây là các cách để biết mà bạn có đậu đại học hay không trong năm 2022 mà bạn có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.