Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì? Tiêu chuẩn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì?
Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Kiểm định viên
Kiểm định viên là người bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này, tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo như quy định trên thì kiểm định giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là những cá nhân đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm hoặc chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm.
Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì? Tiêu chuẩn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì?
Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của kiểm định viên
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.
2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.
3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
5. Có thể kiểm định viên còn hiệu lực.
Theo đó, kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn theo quy định nêu trên.
Tại Điều 4 ban hành kèm theo Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của kiểm định viên chất lượng giáo dục như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.
- Về trình độ chuyên môn:
+ Có bằng đại học trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
+ Có bằng thạc sĩ trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
- Về thâm niên công tác:
+ Là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục mầm non, phổ thông từ 5 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
+ Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
- Am hiểu pháp luật, chế độ, chính sách về giáo dục.
- Có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.
Ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng nhằm mục đích gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích ban hành quy định về kiểm định viễn
1. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của kiểm định viên; để xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, công tác bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên.
2. Làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm định viên, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và yêu cầu của các bên liên quan.
3. Làm căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
4. Bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm công bằng, khách quan trong việc sát hạch kiểm định viên; nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm định viên và chất lượng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Để kiểm định viên và người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên chủ động, định hướng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
Như vậy, việc ban hành quy định về kiểm định viên giáo dục đại học, cao đẳng là nhằm thực hiện mục đích như trên.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.