Khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Xin hỏi việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông VPCH có được coi là căn cứ xác định đã thi hành quyết định xử phạt VPHC hay không? - Câu hỏi của Thanh Vinh (Huế)

Cá nhân vi phạm phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ trong mọi trường hợp đúng không?

Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ như sau:

Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
...
4. Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
a) Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
b) Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
c) Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Theo quy định trên, không phải tất cả trường hợp cá nhân vi phạm phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ. Trường hợp chủ phương tiện giao thông không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với phương tiện hoặc cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện.

Khấu trừ bảo lãnh

Việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)

Việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông có được coi là căn cứ để xác định đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Căn cứ khoản 7 Điều 15 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
7. Quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.

Như vậy, quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh phương tiện giao thông được coi là căn cứ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm đã thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và được phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính đang được giao giữ, bảo quản.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ?

Tại quy định Điều 4 Nghị định 138/2021/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Căn cứ quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ như sau:

- Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật phương tiện giao thông bị tạm giữ.

- Vi phạm quy định về niêm phong phương tiện giao thông bị tạm giữ; mang phương tiện giao thông bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.

- Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện giao thông bị tạm giữ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

828 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào