Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Cách thức hạch toán trên các tài khoản tổng hợp là gì?
- Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
- Cách thức hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
- Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán phải tuân thủ quy định gì?
Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN gồm 8 loại tài khoản trong Bảng cân đối kế toán (tài khoản trong bảng) và 2 loại tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (tài khoản ngoài bảng). Cụ thể:
- Các tài khoản trong bảng gồm:
+ Loại 1: Tiền và tài sản thanh khoản;
+ Loại 2: Cho vay, mua bán giấy tờ có giá, thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;
+ Loại 3: Tài sản cố định và tài sản Có khác;
+ Loại 4: Phát hành tiền và nợ phải trả;
+ Loại 5: Vốn, quỹ và kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
+ Loại 6: Tài khoản trung gian;
+ Loại 7: Thu nhập;
+ Loại 8: Chi phí.
- Các tài khoản ngoài bảng gồm:
+ Loại 9: Các cam kết ngoài bảng;
+ Loại 0: Tài khoản ghi nhớ ngoài bảng.
Kết cấu hệ thống tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Cách thức hạch toán trên các tài khoản tổng hợp như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách thức hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định cách thức hạch toán trên các tài khoản tổng hợp như sau:
- Hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng: Việc hạch toán được hệ thống tự động thực hiện thông qua cài đặt các tham số tại các chương trình, phân hệ nghiệp vụ (ví dụ như các giao dịch hạch toán dự thu lãi cho vay khách hàng, dự trả lãi tiền gửi khách hàng...).
Theo đó, các giao dịch tự động từ các chương trình sẽ được cập nhật vào các tài khoản tổng hợp thích hợp được khai báo trong tham số hạch toán tương ứng.
- Hạch toán thủ công từ các phân hệ: Người dùng nhập trực tiếp hoặc sử dụng các bảng khai trên các chương trình, phân hệ nghiệp vụ làm phát sinh các bút toán hạch toán vào tài khoản tổng hợp.
Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán này phải tuân thủ quy định sau:
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ, đơn vị đo lường là gram.
- Các giao dịch phát sinh theo loại tiền tệ nào được hạch toán theo loại tiền tệ đó.
- Các bút toán hạch toán ngoại tệ phải được hạch toán trên cặp tài khoản đối ứng và đảm bảo cân đối theo từng loại ngoại tệ.
- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.
- Đối với các khoản thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
- Tỷ giá hạch toán:
+ Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ khác như thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ, điều chuyển và hoán đổi giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
++ Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố tại ngày hạch toán.
++ Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá được quy đổi thông qua tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố và tỷ giá giữa các loại ngoại tệ niêm yết trên màn hình Reuters hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày hạch toán.
+ Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
- Định kỳ (ngày, tháng, quý, năm) khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán quy đổi theo từng loại ngoại tệ và Bảng cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hệ thống tự động quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong kỳ báo cáo của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Tỷ giá quy đổi cụ thể như sau:
+ Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại tiết i điểm b khoản 6 Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán.
+ Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(ii) khoản 6 Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán.
+ Đối với các khoản mục phi tiền tệ; khoản mục ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước: tỷ giá bằng tỷ giá hạch toán tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại).
+ Số chênh lệch do quy đổi số dư cuối ngày, tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán chuyển vào Tài khoản 503001 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Kết quả mua bán ngoại tệ được tính bằng chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng hạch toán vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí theo quy định.
- Cuối năm tài chính, số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ (nếu có) hạch toán vào tài khoản 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản (tài khoản cấp III thích hợp).
- Để phân biệt đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng NHNN sử dụng thống nhất Bảng mã tiền tệ theo quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.