Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ tại Công văn 4962/CTTBI-TTHT thế nào?

Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ tại Công văn 4962/CTTBI-TTHT thế nào?

Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ tại Công văn 4962/CTTBI-TTHT thế nào?

Tại Mục 1 Công văn 4962/CTTBI-TTHT năm 2024 tải có nêu ra các quy định của pháp luật thuế về tiền chậm nộp; Gia hạn nộp thuế; Miễn thuế, giảm thuế; Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN; khấu trừ thuế GTGT đầu vào liên quan đến thiệt hại do gặp thiên tai gồm:

Tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trường hợp bất khả kháng do người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

(1) Quy định về chậm nộp tiền thuế.

Tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng do gặp bão lũ (thiên tai).

(2) Quy định về gia hạn nộp thuế.

Tại khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc gia hạn nộp thuế do bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp bão lũ như sau:

- Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp bão lũ.

- Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế trên được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.

- Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:

Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp trên.

(3) Quy định về miễn thuế, giảm thuế

Tại khoản 1 Điều 79 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các trường hợp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

- Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Về thuế Tiêu thụ đặc biệt:

Tại Điều 9 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định:

- Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

- Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Về Thuế Tài nguyên:

Tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế Tài nguyên 2009 quy định:

Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.

Về thuế Thu nhập cá nhân:

Tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007 quy định:

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

- Tại khoản 9 Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2009 quy định:

Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

Tại khoản 4 Điều 10 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2009 quy định:

Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:

Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.

(4) Về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định:

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013, một số trường hợp về khoản chi không được trừ được quy định như sau:

- Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;”

(5) Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ tại Công văn 4962/CTTBI-TTHT thế nào?

Hướng dẫn miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ tại Công văn 4962/CTTBI-TTHT thế nào? (Hình từ internet)

Hướng dẫn quy định về thủ tục, hồ sơ miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thế nào?

Theo Mục 2 Công văn 4962/CTTBI-TTHT năm 2024, hướng dẫn quy định về thủ tục, hồ sơ miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng bão lũ như sau:

(1) Hồ sơ miễn tiền chậm nộp:

Tại Điều 23 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định

- Đối với trường hợp do bão lũ (thiên tai):

+ Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

+ Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

+ Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

+ Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);

+ Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).”

(2) Hồ sơ gia hạn nộp thuế:

Tại Điều 24 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

Đối với trường hợp bão lũ (thiên tai), hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

- Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);

- Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;

- Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);

- Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).”

(3) Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế:

Tại Điều 80 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

- Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm bao gồm:

+ Tờ khai thuế;

+ Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế được miễn, giảm.

- Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị miễn thuế, giảm thuế trong đó nêu rõ loại thuế đề nghị miễn, giảm; lý do miễn thuế, giảm thuế; số tiền thuế đề nghị miễn, giảm;

+ Tài liệu liên quan đến việc xác định số tiền thuế đề nghị miễn, giảm.

- Tại khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 54, khoản 1 Điều 55, khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định:

Thủ tục hồ sơ và trường hợp cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế

- Cơ quan thuế thông báo, quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau:

+ Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007;

+ Giảm thuế theo quy định đối với cá nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế;

+ Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ theo pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt;

+ Miễn, giảm thuế tài nguyên cho người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế

+ Miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

Thủ tục hồ sơ giảm thuế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC

- Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai

+ Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

+ Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC . Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản;

+ Trường hợp thiệt hại về hàng hóa thì người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định;

+ Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có);

+ Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn;

+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).

Thủ tục hồ sơ giảm thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC

- Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hồ sơ giảm thuế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

+ Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.

Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.

Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với thuế tài nguyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC

- Đối với trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên do thiên tai, hỏa hoạn gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai nộp thuế, hồ sơ miễn, giảm thuế gồm:

+ Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.

+ Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài nguyên tổn thất của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.

+ Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: Người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật, giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm.

Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Thông tư 80/2021/TT-BTC

- Đối với trường hợp miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 VNĐ (50 nghìn đồng) trở xuống; hồ sơ miễn giảm bao gồm:

- Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Bản sao Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Đối với hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì Thủ trưởng cơ quan thuế (nơi trực tiếp quản lý thửa đất) ban hành Quyết định miễn thuế, giảm thuế căn cứ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

(4) Hồ sơ về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

Tại khoản 1; điểm 2.1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

+ Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

++ Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

+++ Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

+++ Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

+++ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

+++ Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

+++ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).”

(5) Hồ sơ về khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 173/2016/TT-BTC).

Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra thuế mới nhất 2024? Tải mẫu đơn xin hoãn kiểm tra thuế về ở đâu?

Dưới đây là mẫu đơn xin hoãn kiểm tra thuế có thể tham khảo:

>> Tải về Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra thuế tại đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,450 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào