Hướng dẫn hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên, đình chỉ có thời hạn, giải thể Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam năm 2022?
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam ra sao?
Theo quy định tại Điều 25 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 434/QĐ-BNV năm 2022 về công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cụ thể là:
(1) Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 39, Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
(2) Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
Căn cứ Điều 39 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định:
"Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:
a) Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
3. Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
d) Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
4. Đổi tên quỹ:
a) Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
b) Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
Hướng dẫn hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên, đình chỉ có thời hạn, giải thể Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam năm 2022?
Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam như thế nào?
Đối với quy định về đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thì tại khoản 1 Điều 26 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 434/QĐ-BNV năm 2022 về công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định là việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ Điều 40 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định:
"Điều 40. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ
1. Quỹ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:
a) Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức, hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
c) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
d) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
đ) Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 tháng;
e) Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
g) Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;
h) Vi phạm một trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, l khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 49 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn đình chỉ có thời hạn nếu quỹ khắc phục được sai phạm, quỹ lập 01 hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định; hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;
b) Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép quỹ hoạt động trở lại, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Hết thời hạn tạm đình chỉ mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này quyết định giải thể quỹ.
6. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm."
Giải thể Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam như thế nào?
Việc giải thể Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 434/QĐ-BNV năm 2022 về công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định rằng Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định:
"Điều 41. Giải thể quỹ
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ tự giải thể quỹ: Hội đồng quản lý quỹ ra nghị quyết về việc quỹ tự giải thể và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị tự giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;
c) Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
đ) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập;
e) Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
4. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
c) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ trong trường hợp quỹ tự giải thể hoặc bị giải thể:
a) Trường hợp quỹ tự giải thể: Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
b) Trường hợp quỹ bị giải thể: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận quỹ sai phạm; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra thông báo về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý tài sản, tài chính của quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giấy phép thành lập. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo mà không có đơn, thư khiếu nại; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
c) Trường hợp quỹ bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì quỹ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, quỹ không được hoạt động.
6. Quỹ chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực."
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.