Hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền được quy định như thế nào?
- Hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền được quy định như thế nào?
- Thực hiện tương trợ tư pháp và hợp tác trong dẫn độ tội phạm rửa tiền như thế nào?
- Cơ quan, tổ chức nào có quyền hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền?
Hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định về hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền như sau:
- Trình tự, thủ tục xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền thực hiện theo quy định của Luật tương trợ tư pháp, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu xác định và phong tỏa tài sản tại Việt Nam của người phạm tội rửa tiền ở nước ngoài phải đáp ứng các nội dung theo yêu cầu tại Điểm a, Khoản 3 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP và được gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo quyết định hoặc bản án của Tòa án tuyên cá nhân có tài sản được yêu cầu xác định và phong tỏa tại Việt Nam là người phạm tội rửa tiền.
Hợp tác quốc tế trong việc xác định và phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện tương trợ tư pháp và hợp tác trong dẫn độ tội phạm rửa tiền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định về thực hiện tương trợ tư pháp và hợp tác trong dẫn độ tội phạm rửa tiền như sau:
- Quy trình, thủ tục, phương thức tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền được thực hiện theo Luật tương trợ tư pháp và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với quốc gia khác.
- Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác trong dẫn độ tội phạm rửa tiền được thực hiện theo Luật tương trợ tư pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với quốc gia khác. Bộ Công an làm đầu mối thực hiện và yêu cầu hợp tác dẫn độ tội phạm rửa tiền.
Cơ quan, tổ chức nào có quyền hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống rửa tiền
...
4. Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:
a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp có thể gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp không phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin không có đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức có quyền hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp hoặc hướng dẫn cơ quan có liên quan cung cấp thông tin tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này;
c) Bộ Công an, Bộ Tư pháp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Bộ, ngành, cơ quan khác thuộc Chính phủ tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy tại Điểm a Khoản 1 Điều này, đồng thời thông báo kịp thời bằng văn bản về nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác quốc tế khác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan quy định tại Điểm c Khoản này.
Như vậy theo quy định trên cơ quan, tổ chức sau có quyền hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp hoặc hướng dẫn cơ quan có liên quan cung cấp thông tin tại điểm b, c khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
- Bộ Công an, Bộ Tư pháp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
- Bộ, ngành, cơ quan khác thuộc Chính phủ tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP, đồng thời thông báo kịp thời bằng văn bản về nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác quốc tế khác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan quy định tại Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.