Hồ sơ, thủ tục áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ năm 2022?

Cho tôi xin hướng dẫn về thủ tục tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ với? Trường hợp nào được xem là trẻ em bị bóc lột? Câu hỏi của chị Hoa đến từ Sa Đéc.

Hồ sơ thực hiện tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ năm 2022?

* Điều kiện thực hiện thủ tục tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ:

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.11 mục A Phần II ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh, huyện, xã
1. Tên thủ tục hành chính: Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em
...
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp (là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em).
- Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha mẹ, người chăm sóc trẻ em.
...

Như vậy, trẻ em bị bạo hành hoặc có nguy cơ bị bạo hành là đối tượng đủ điều kiện để được thực hiện biện pháp tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.

* Hồ sơ thực hiện tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ:

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.3 mục A Phần II ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh, huyện, xã
1. Tên thủ tục hành chính: Áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em
...
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em (do Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc lập).
- Bản đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ (do người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã lập).
- Dự thảo Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...

Như vậy, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em như trên.

Thủ tục tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ năm 2022? 05 trường hợp trẻ em bị bóc lột theo quy định mới nhất?

Hồ sơ, thủ tục áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ năm 2022? (Hình từ internet)

Thủ tục tạm thời cách ly trẻ em cha, mẹ, người chăm sóc trẻ năm 2022?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục A Phần II ban hành kèm theo Quyết định 847/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

Bước 1: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc (nơi tiếp nhận thông tin).

Bước 2: Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).

Bước 3: Cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện khi được yêu cầu.

Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP) để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.

Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em.

05 trường hợp được xem là bóc lột trẻ em?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em:

Trẻ em bị bóc lột
1. Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.
2. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm.
3. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.
4. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.
5. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.

Như vậy, trẻ em bị bóc lột thuộc 05 trường hợp nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,862 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào