Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia bao gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia bao gồm những gì?
- Nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
- Đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia dựa trên các tiêu chí nào?
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, hồ sơ gồm 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp), trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử (files định dạng PDF), gồm các tài liệu:
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đăng ký chủ trì hoặc các giấy tờ tương đương khác (bản sao);
+ Đơn đăng ký chủ trì nhiệm vụ thực hiện theo Mẫu B1-ĐKNV ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Thuyết minh nhiệm vụ thực hiện theo Mẫu B2-TMNV ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ, tổ chức phối hợp thực hiện thực hiện theo Mẫu B3-LLTC ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Lý lịch khoa học của chủ nhiệm nhiệm vụ, các thành viên thực hiện chính và thư ký khoa học thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo Mẫu B4-LLCN ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Lý lịch khoa học của chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài thực hiện theo Mẫu B4-LLCN ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo tài liệu minh chứng mức lương thuế chuyên gia (trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thuế chuyên gia);
+ Văn bản xác nhận về sự đồng ý phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp (nếu có) thực hiện theo Mẫu B5-PHNC ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, thiết bị, dịch vụ cần thuế để thực hiện nhiệm vụ, thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần);
+ Báo cáo tài chính tối thiểu 02 năm gần nhất của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ (bản sao) kèm theo bản chụp được chứng thực của một trong các tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Văn bản chứng minh phương án huy động kinh phí đối ứng (đối với nhiệm vụ có yêu cầu phải huy động kinh phí đối ứng) theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Xem chi tiết tại Điều 12 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN.
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau:
Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT BKHCN. Áp dụng cụ thể đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình như sau:
1. Cách thức nộp hồ sơ và ngày tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này.
2. Trong thời hạn tiếp nhận hồ sơ, tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ có quyền rút hồ sơ, thay hồ sơ mới hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đã nộp. Việc thay hồ sơ mời hoặc bổ sung hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này. Văn bản bổ sung, sửa đổi là bộ phận cấu thành của hồ sơ đã nộp trước đó.
Như vậy, hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc trực tuyến trên môi trường điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ nhận hồ sơ: số 08 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Ngày tiếp nhận đề xuất nhiệm vụ: là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu “đến” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.
Đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ tiến hành bằng cách cho điểm vào Phiếu đánh giá hồ sơ quy định tại Mẫu B8-ĐGNV ban hành kèm theo Thông tư này. Số điểm tối đa cho một hồ sơ là 100 điểm. Cụ thể như sau:
- Tiêu chí về tính cấp thiết của nhiệm vụ: tối đa 15 điểm.
- Tiêu chí về tính khả thi của nhiệm vụ: tối đa 50 điểm.
- Tiêu chí về tính hiệu quả và khả năng duy trì, nhân rộng của nhiệm vụ: tối đa 35 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.