Giám sát việc kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi đưa vào tiêu hủy thực hiện từ 11/02/2024 ra sao?
Giám sát việc kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi đưa vào tiêu hủy thực hiện từ 11/02/2024 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì việc giám sát việc kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi đưa vào tiêu hủy thực hiện như sau:
(1) Thực hiện giám sát kiểm đếm chọn mẫu các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (không bao gồm tiền đình chỉ lưu hành, tiền giả, tiền bị hủy hoại trái pháp luật) trong kho của Hội đồng tiêu hủy vào ngày đầu tiên của đợt tiêu hủy và lập Báo cáo kết quả kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi đưa vào tiêu hủy theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
(2) Nếu tổng số tiền được kiểm đếm chọn mẫu theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 19/2023/TT-NHNN có tỷ lệ thừa, thiếu, lẫn loại không vượt 0,01% về mặt giá trị trên tổng giá trị tiền được kiểm đếm chọn mẫu; hoặc tổng số lượng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông không vượt 0,5% về số lượng tờ trên tổng số tờ tiền được kiểm đếm chọn mẫu thì Hội đồng giám sát cho phép tiến hành công tác tiêu hủy tiền.
Trường hợp tổng số tiền được kiểm đếm chọn mẫu có tỷ lệ thừa, thiếu, lẫn loại hoặc tổng số lượng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông vượt các tỷ lệ nêu trên thì Hội đồng giám sát lập biên bản và đề nghị Hội đồng tiêu hủy tăng số tiền được kiểm đếm chọn mẫu (số lượng kiểm đếm tăng thêm do hai Hội đồng thống nhất quyết định).
Nếu số tiền được kiểm đếm chọn mẫu vẫn vượt các tỷ lệ nêu trên thì Hội đồng giám sát đề nghị Hội đồng tiêu hủy tạm thời chưa thực hiện công tác tiêu hủy tiền, đồng thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc.
Giám sát việc kiểm đếm chọn mẫu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi đưa vào tiêu hủy thực hiện từ 11/02/2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Hội đồng tiêu hủy
1. Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy, thành phần gồm:
a) Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
b) 01 (một) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
c) 01 (một) Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
d) 01 (một) Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
e) Các ủy viên gồm một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ; Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
2. Giúp việc Hội đồng tiêu hủy gồm có các tổ chuyên trách; tại từng cụm tiêu hủy được tổ chức thành 04 (bốn) tổ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập và bao gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
- 01 (một) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
- 01 (một) Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
- 01 (một) Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
- Các ủy viên gồm một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ; Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN thì tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được xác định như sau:
(1) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
- Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
- Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
(2) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
- Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
- Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
(3) Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.
Thông tư 19/2023/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 11/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.