Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
- Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
- Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
- Đề xuất những nội dung chỉ huy cơ quan, đơn vị phải công khai ra sao?
Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
Bộ Quốc phòng mới đây đã công bố dự thảo Thông tư về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tải về Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Cụ thể, dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư) dự kiến quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền, nghĩa vụ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây viết gọn là quân nhân), công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Về đối tượng áp dụng, dự kiến sẽ áp dụng đối với những đối tượng như sau:
- Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Người làm cơ yếu trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Theo đó, tại Điều 4 dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư) có đề xuất về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, công tác quản lý, điều hành của chỉ huy, người sử dụng lao động; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; kỷ luật của Quân đội; không trái với đạo đức xã hội; bảo vệ lợi ích và không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Công khai, minh bạch các nội dung thực hiện dân chủ; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm quyền của công dân, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến, kịp thời giải trình, giải quyết kiến nghị, phản ánh; bảo vệ lợi ích của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội? (Hình từ internet)
Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
Về các hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội, tại Điều 8 dự thảo Thông tư có đề xuất như sau:
- Ngăn cấm, gây khó khăn cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong thực hiện dân chủ, để xảy ra những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không đúng quy định; trù dập, làm lộ, lọt thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ.
- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; vi phạm điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của Quân đội; gây mâu thuẫn trong nội bộ và đoàn kết quân dân, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Quân đội.
- Sử dụng các thủ đoạn để làm sai lệch kết quả tham gia ý kiến, quyết định của tập thể quân nhân, tập thể người lao động, các vấn đề liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động theo quy định tại dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đề xuất những nội dung chỉ huy cơ quan, đơn vị phải công khai ra sao?
Tại Điều 10 dự thảo Thông tư có đề xuất về những nội dung chỉ huy cơ quan, đơn vị phải công khai như sau:
Trừ các nội dung có xác định độ mật, việc phổ biến, quán triệt theo quy định phân cấp quản lý tài liệu mật, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải công khai các nội dung sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quân đội, cơ quan, đơn vị.
- Chủ trương, giải pháp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị; nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; kế hoạch công tác năm, quý, tháng; các quy định, quy tắc, điều lệnh, điều lệ chuyên môn.
- Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị. Số liệu, báo cáo về công tác thu, chỉ tài chính theo phân cấp. Các nội dung liên quan đến công tác nhân sự, giải quyết chế độ, chính sách, đánh giá, xếp loại sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động.
- Nội dung kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ.
- Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động về những nội dung được tham gia ý kiến theo quy định tại Điều 17 dự thảo Thông tư.
- Văn bản chỉ đạo, điều hành của chỉ huy cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.
*Thông tư 165/2018/TT-BQP và Thông tư 46/2015/TT-BQP dự kiến sẽ hết hiệu lực kể từ ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.