Dự kiến đến năm 2030, ngành thủy văn Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?

Trong những năm qua, thiệt hại do mưa bão, thiên tai để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho đất nước ta. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phát triển hơn nữa ngành khí tượng thủy văn để mang lại những thông tin dự báo chính xác nhất. Vậy chiến lực phát triển ngành khí tượng thủy văn ở nước ta được thực hiện như thế nào?

Mục đích của chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030 là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-BTNMT năm 2022 đã đưa ra mục đích của chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, gắn với thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các văn bản có liên quan.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; xác định rõ lộ trình, tiến độ các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn công tác khí tượng thủy văn.

- Xác định trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện Chiến lược.

Mục đích và nhiệm vụ của chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Dự kiến đến năm 2030, ngành thủy văn Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?

Để thực hiện chiến lực phát triển ngành khí tượng thủy văn thì cần phải đạt những yêu cầu gì?

Theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-BTNMT năm 2022 đã đưa ra những yêu cầu về chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn như sau:

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và Kế hoạch này chủ động bố trí, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả, tránh lãng phí.

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch này phải đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Theo đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ thật phù hợp và đảm bảo chất lượng, tiến độ cũng như là tính hiệu quả.

Những nhiệm vụ nào cần thực hiện để phát triển ngành khí tượng thủy văn?

Căn cứ theo mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1083/QĐ-BTNMT năm 2022 đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn như sau:

- Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn

+ Tập trung ưu tiên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về khí tượng thủy văn; xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.

+ Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên cơ sở củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và rõ chức năng, nhiệm vụ; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác khí tượng thủy văn.

- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

+ Rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc khí tượng thủy vănđảm bảo sự lồng ghép tối đa giữa các mạng lưới quan trắc thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường, lấy mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn làm nòng cốt trong tổng thể mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia; từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo hướng tự động hóa.

+ Hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu tập trung; thực hiện các hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn, hiện đại hóa công tác thu nhận dữ liệu khí tượng thủy văn.

+ Tăng cường dự báo dài hạn về khí tượng, thủy văn, hải văn, nguồn nước, nhất là với các sông xuyên biên giới; xây dựng hệ thống hỗ trợ dự báo khí tượng thông minh; hệ thống dự báo tác động; đánh giá tổng thể và phân vùng chi tiết rủi ro thiên tai khí tượng, thủy văn, hải văn; đánh giá và cập nhật tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực cho các khu vực vùng núi, trung du, chi tiết tới cấp huyện, xã và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

- Phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

+ Xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách chính sách tiền lương; tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực khí tượng thủy văn; xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp và bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy văn; triển khai các đề án, dự án, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về khí tượng thủy văn.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn

+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; kết hợp hài hòa các phương thức truyền thông để truyền tải thông tin khí tượng thủy văn kịp thời, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng vùng và từng đối tượng.

+ Hoàn thiện các chương trình, tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống truyền thông tác động của thiên tai, rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh.

- Hợp tác quốc tế về khí tượng thủy văn

+ Tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, nhất là trong dự báo, cảnh báo, chia sẻ thông tin, dữ liệu và thực hiện các cam kết quốc tế về khí tượng thủy văn; nâng cao năng lực của Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam.

+ Xây dựng kế hoạch cử chuyên gia, đại diện của Việt Nam tham gia vào các cơ quan, diễn đàn điều hành của Tổ chức Khí tượng Thế giới và các tổ chức quốc tế khác về khí tượng thủy văn.

Như vậy, để thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện hoàn thiện các thể chế, chính sách để quản lý có hiệu quả lĩnh vực khí tượng thủy văn, nâng cao công nghệ và hiện đại hóa các hệ thống phục vụ công tác khi tượng thủy văn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành để ứng dụng các kỹ thuật khoa học vào công tác khí tượng thủy văn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức đến người dân và cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,113 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào