Đối tượng nào được tham gia đào tạo lý luận chính trị là gì? Tiêu chuẩn nào được đào tạo lý luận chính trị?

Đối tượng nào được tham gia đào tạo lý luận chính trị là gì? Tiêu chuẩn nào được đào tạo lý luận chính trị? Tôi có thắc mắc liên quan tới đào tạo lý luận chính trị. Có phải tất cả mọi người khi được tham gia đào tạo chính trị đều sẽ được đào tạo chung một tiêu chuẩn đào tạo chính trị không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc

Đào tạo lý luận chính trị là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định về khái niệm đào tạo lý luận chính trị cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

Đối tượng nào được tham gia đào tạo lý luận chính trị?

Đối tượng nào được tham gia đào tạo lý luận chính trị?

Đối tượng tham gia đào tạo lý luận chính trị

Đối tượng tham gia đào tạo lý luận chính trị được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng
- Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang (gọi chung là cán bộ).
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; các học viện, trường, trung tâm được giao nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Tiêu chuẩn được đào tạo lý luận chính trị

Sơ cấp lý luận chính trị

Đối tượng và tiêu chuẩn được đào tạo sơ cấp chính trị được quy định tại Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị cụ thể như sau:

1. Đối tượng

- Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).

- Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

2. Tiêu chuẩn

Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Trung cấp lý luận chính trị

Điều 5 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định về đối tượng và tiêu chuẩn đào tạo trung cấp chính trị cụ thể như sau:

1. Đối tượng

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức

- Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

- Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm a, b.

1.2. Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

1.3. Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

1.4. Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương).

1.5. Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

2. Tiêu chuẩn

- Đảng viên dự bị hoặc chính thức.

- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Cao cấp lý luận chính trị

Điều 6 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định về đối tượng và tiêu chuẩn đào tạo cap cấp lý luận chính trị cụ thể như sau:

1. Đối tượng

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức

- Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) cấp huyện, cấp tỉnh.

- Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.

- Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên (quản trị), trưởng ban (các đơn vị tương đương cấp ban) ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương.

- Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm b, c.

1.2. Cán bộ quân đội: Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương; chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược; ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty (tổng công ty) doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

1.3. Cán bộ công an: Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên; cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. Cấp phó trưởng phòng (tương đương) của cục (tương đương) trực thuộc Bộ Công an.

1.4. Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp (tương đương).

1.5. Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

2. Tiêu chuẩn

- Đảng viên chính thức.

- Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.

Theo đó, không phải ai khi tham gia đào tạo lý luận chính trị cũng sẽ được đào tạo lý luận chính trị chung một tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn cụ thể và đối tượng cụ thể tham gia vào lý luận chính trị được chúng tôi cung cấp thông tin gửi tới bạn trên đây. trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào