Đối tượng nào được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên năm 2022?
- Đối tượng nào được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên năm 2022?
- Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo phương thức nào?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công?
Đối tượng nào được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên năm 2022?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là các bộ, cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước.
3. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đơn vị (bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập không trực thuộc cơ quan được giao kinh phí để đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công), hợp tác xã có tư cách pháp nhân, các cá nhân hành nghề độc lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có chức năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công phù hợp với yêu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước (sau đây gọi chung là nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc là nhà thầu trong trường hợp tham gia đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu); các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được áp dụng các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao.
5. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện dịch vụ sự nghiệp công; sản phẩm, dịch vụ công ích từ nguồn tài chính khác (không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước) được khuyến khích áp dụng các quy định tại Nghị định này.
Theo đó, những đối tượng được liệt kê theo quy định trên sẽ thực hiện nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Đối tượng nào được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên năm 2022? (Hình từ internet)
Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo các phương thức: Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo các phương thức: Đặt hàng, đấu thầu (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).
3. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền lựa chọn phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ công phù hợp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Theo đó thì dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được thực hiện qua phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thì thực hiện qua đặt hàng, đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ khi quy định pháp luật cho phép.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Các bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách trung ương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương.
3. Trường hợp giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công có tính đặc thù từ nguồn ngân sách trung ương (nếu có), thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.